start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
Di sản văn hóa

BẢO TỒN, PHÁT HUY CÁC DI TÍCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHONG ĐIỀN

08/06/2022 03:54
Màu chữ Cỡ chữ

Trên địa bàn huyện Phong Điền có 6 di tích cấp quốc gia và cấp thành phố, được huyện bảo tồn và phát huy bằng nhiều biện pháp thiết thực. Mới đây, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) thành phố Cần Thơ tổ chức đoàn khảo sát hoạt động tại các di tích. Qua đó, làm việc với lãnh đạo UBND huyện Phong Điền để đánh giá thực trạng di tích, tìm giải pháp phát huy kết quả đã đạt được và khắc phục những tồn tại.

Trong 6 di tích trên địa bàn huyện Phong Điền, có 2 di tích lịch sử cấp quốc gia là Mộ nhà thơ yêu nước Phan Văn Trị và Địa điểm chuyển quân, Trạm quân y tiền phương và nơi cất giấu vũ khí thuộc Lộ Vòng Cung Cần Thơ trong kháng chiến chống Mỹ (thường gọi là Khu di tích lịch sử Lộ Vòng Cung - đang trong quá trình xây dựng). 4 di tích lịch sử cấp thành phố, gồm: Giàn Gừa, Chiến thắng Ông Hào, Bia tưởng niệm tại Địa điểm đế quốc Mỹ thảm sát đồng bào vô tội tại Cầu Nhiếm năm 1966, Khảo cổ học Nhơn Thành.

Hằng năm, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện xây dựng kế hoạch bảo tồn và phát huy các di tích; phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch giáo dục truyền thống và di sản văn hóa trong học đường; định hướng quản lý và tổ chức lễ hội, sơ kết và tổng kết công tác quản lý lễ hội theo định kỳ; tham mưu UBND huyện thành lập các Ban Quản lý di tích với chức năng, nhiệm vụ và thành viên phù hợp… Ông Nguyễn Thanh Hoàng, Phó trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Phong Điền, cho biết: “Năm 2020, 2021, do dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, lượng khách đến tham quan sụt giảm mạnh. Tuy nhiên, phòng vẫn tham mưu UBND huyện thường xuyên cấp kinh phí trùng tu, sửa chữa các di tích, chống xuống cấp. Bên cạnh đó, huyện xây dựng kế hoạch chuẩn bị tổ chức Lễ giỗ nhà thơ yêu nước Phan Văn Trị lần thứ 112 (22/6/1910-22/6/2022), cũng là dịp để thu hút du khách, góp phần phục hồi du lịch. Rút kinh nghiệm những năm trước để tổ chức lễ giỗ càng thêm trang trọng, ý nghĩa. Riêng di tích Giàn Gừa, dự kiến mở rộng khoảng 0,5ha và mời chuyên gia nông nghiệp vào hướng dẫn cách bảo quản cây Gừa”.

Huyện Phong Điền cũng kiến nghị thành phố đẩy nhanh tiến độ bồi hoàn, giải phóng mặt bằng và xây dựng các công trình của Khu di tích lịch sử Lộ Vòng Cung; sớm hoàn thành đề án để được công nhận Di tích lịch sử cấp quốc gia đặc biệt đối với Di tích Khảo cổ học Nhơn Thành; đầu tư kinh phí để xây dựng bờ kè và hệ thống chiếu sáng, hàng rào kiên cố tại Bia tưởng niệm tại Địa điểm đế quốc Mỹ thảm sát đồng bào vô tội tại Cầu Nhiếm năm 1966…

Đoàn khảo sát của Sở VHTTDL thành phố Cần Thơ đã chỉ ra những vấn đề còn hạn chế về cơ sở vật chất, thuyết minh viên, vệ sinh môi trường, bảo tồn phát huy di tích gắn với phát triển du lịch... Nhất là việc các di tích đang thiếu thuyết minh viên. Riêng di tích Giàn Gừa, cần chú ý phát huy giá trị lịch sử cách mạng của di tích. Đặc biệt, việc quản lý tiền công đức do Nhân dân, du khách đóng góp cần công khai, minh bạch. Ông Nhâm Giang Đông, Phó Trưởng Phòng Văn hóa Văn nghệ, Ban Tuyên giáo Thành ủy Cần Thơ, cho rằng: “Di tích Giàn Gừa thu hút rất đông khách tham quan nên cần phải làm tốt hơn nữa công tác quản lý, nhất là việc tuyên truyền ý nghĩa di tích và minh bạch nguồn tiền công đức..., đồng thời quan tâm chăm sóc cây Gừa vì đây là yếu tố quan trọng của di tích. Ngoài ra, huyện cần tăng cường tuyên truyền hình ảnh địa phương tại các di tích, nghiên cứu xây dựng những mô hình mới, cách làm hay để thu hút du khách”.

Khu Di tích Lịch sử Giàn Gừa là một trong những điểm tham quan thu hút đông đảo khách du lịch gần xa.

Tại buổi làm việc, Bà Đào Thị Thanh Thúy, Phó Giám đốc Sở VHTTDL thành phố Cần Thơ, giải đáp những thắc mắc, kiến nghị, đề xuất của huyện. Đồng thời yêu cầu địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy các di tích kết hợp khai thác du lịch; sắp xếp, bố trí nhân sự, thuyết minh viên hợp lý; nâng cao trình độ, kiến thức cho thuyết minh viên và thành viên các Ban quản lý di tích… Sau chuyến khảo sát, phía Sở sẽ có những đề xuất, kế hoạch để hỗ trợ huyện Phong Điền trong bảo tồn, phát huy các di tích.

Bài, ảnh: Cát Đằng (Nguồn: Báo Cần Thơ)

Các tin khác

  • LỚP HỌC LAN TỎA TÌNH YÊU ĐỜN CA TÀI TỬ Ở BẾN NINH KIỀU (22/09/2024)
  • HÀNH TRÌNH 18 NĂM TRUYỀN LỬA TỰ HÀO (12/09/2024)
  • Hội thi tuyên truyền giới thiệu sách và di sản văn hóa gắn với du lịch thành phố Cần Thơ năm 2024 Chủ đề “Cần Thơ – Thành phố tôi yêu” (27/08/2024)
  • THÊM YÊU CẦN THƠ TỪ SÁCH VÀ DI SẢN VĂN HÓA (27/08/2024)
  • GENZ “THEO ĐẾN TẬN CÙNG” ĐAM MÊ ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG (23/06/2024)
  • BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN DI SẢN LỄ HỘI KỲ YÊN ĐÌNH BÌNH THỦY (23/05/2024)
  • BƯỚC NGOẶT MỚI CỦA DI TÍCH QUỐC GIA HIỆP THIÊN CUNG (04/05/2024)
  • NGƯỜI TRUYỀN LỬA ĐỜN CA TÀI TỬ (11/04/2024)
  • HỌC CÁCH ĂN TẾT CỦA ÔNG BÀ (31/01/2024)
  • SỨC LAN TỎA TỪ MỘT CUỘC THI SÁNG TÁC CỔ NHẠC (08/12/2023)
  • Trang đầu 123456 Trang cuối
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar