start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
Di sản văn hóa

Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Thới Thuận

08/03/2022 10:04
Màu chữ Cỡ chữ

Đình Thới Thuận được thành lập vào khoảng nửa đầu thế kỷ XIX gắn liền với công cuộc khai hoang lập ấp của vùng đất Nam Bộ nói chung và vùng Thới Thuận, Cần Thơ nói riêng. Ban đầu, Đình được dựng lên với vật liệu thô sơ là tre, lá tại vàm Rạch Chanh (cách vị trí hiện nay chừng 2km). Năm 1852, đình được Vua Tự Đức phong sắc Bổn Cảnh Thành Hoàng. Đến đầu thế kỷ XX, các vị bô lão trong làng nhận thấy vị trí của ngôi đình nhỏ, hẹp không đáp ứng nhu cầu Nhân dân đến thăm viếng nên quyết định di dời và xây cất đình quy mô hơn tại vàm rạch Bò Ót, từ đó đình còn có tên gọi khác là đình Bò Ót. Đình trải qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa vào các năm 1963, 1972, 2012… nhưng về cơ bản vẫn giữ được vẻ đẹp uy nghi và cổ kính.

Cổng tam quan Đình Thới Thuận (Ảnh: Hữu Tồn)

Đình có khuôn viên rộng hơn 2.800m2, tọa lạc tại khu vực 2, phường Thới Thuận, quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ, cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 45km hướng về thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. 
Kiến trúc đình được xây dựng trên diện tích 240 m2, thiết kế theo hình chữ “Nhất” (-) gồm: chính điện, tiền điện, võ ca. Chính điện thờ Bổn Cảnh Thành Hoàng, vị thần thay vua bảo hộ dân làng có cuộc sống an cư lạc nghiệp. Ngoài ra nơi đây còn thờ các vị Tiền hiền, Hậu hiền, Tiên Sư,... những người có công lớn trong việc khai hoang lập ấp. Bên cạnh đó, trong khuôn viên đình còn có các hạng mục khác thờ các vị Thần Nông, Ông Hổ và Ngũ Hành... Hầu hết các hạng mục được xây dựng bằng bằng gỗ quý, nền lát gạch, mái lợp ngói âm dương...
Chính điện được xem là gian thờ quan trọng nhất, cũng là nơi tập trung những giá trị mỹ thuật trong tổng thể kiến trúc ngôi đình. Chính điện được xây dựng theo lối kiến trúc nhà bát dần, hệ vì kèo gỗ liên kết nhau bởi hệ thống mộng và được nâng đỡ bởi 4 hàng cột gỗ to lớn, vững chãi; vách tường của đình góp phần nâng đỡ hệ thống mái ngói, các cây chống có hình lục bình đặt trên những đế bằng gỗ hình chữ nhật, tiện khắc thành nhiều tầng và tạo kẻ vạch. Ngoài ra, 2 dãy cột chính của đình từ tiền điện đến chính điện đều được trang trí rồng uốn lượn rất uyển chuyển và mềm mại. Đây là yếu tố quan trọng trong kiến trúc truyền thống Việt Nam, vừa tạo giá trị thẩm mỹ, vững bền cho ngôi đình, vừa thể hiện tay nghề của nghệ nhân đạt đến trình độ kỹ thuật cao.
Trên đỉnh nóc và đầu hồi nhà võ ca, tiền điện, chánh điện, nghệ nhân xưa trang trí điểm xuyết bằng các tượng gốm men nhiều màu rất đặc sắc, xoay quanh đề tài: lưỡng long chầu nhật, cá hóa long, ông Nhật - bà Nguyệt…; Các bao lam, hoành phi, liễn đối, khánh thờ được chạm khắc tỉ mĩ; Đặc biệt nghệ thuật vẽ tranh bích họa chủ đề động, thực vật, sông, núi... trên cột, trên tường, trên mái,... tạo nên vẻ đẹp tinh tế, sinh động, gần gũi với thiên nhiên, với đời sống con người.
Mái đình quanh năm được bao phủ bởi bóng mát của cây da tạo vẻ cổ kính linh thiêng, gần gũi với thiên nhiên, gợi lên cho khách hành hương hình ảnh “Cây đa – Giếng nước – Sân đình”  và hình ảnh này được xem là biểu tượng của làng quê Việt Nam, là nơi diễn ra những sinh hoạt cộng đồng, nơi hẹn hò gặp gỡ xe duyên cho bao đôi lứa, đồng thời cũng là nhân chứng của lịch sử và ẩn chứa những quan niệm về vũ trụ của nhân dân ta.

Sắc phong của Đình Thới Thuận (Ảnh: Ngọc Hân)

Hàng năm, đình Thới Thuận có 2 lần tổ chức lễ hội truyền thống chính đó là: Kỳ yên Hạ Điền (vào 3 ngày 16-18/4 âm lịch) và Thượng Điền (vào 2 ngày 15-16/11 âm lịch). Lễ Kỳ yên đình Thới Thuận luôn được mở đầu bằng nghi thức thượng Quốc Kỳ - Thần Kỳ, tiếp sau đó là nhiều nghi thức truyền thống như thỉnh Sắc, an vị Sắc Thần, Chánh tế, tế Thần Nông, tế Sơn Quân… với ý nghĩa cầu cho mưa thuận gió hòa, dân cư ấm no hạnh phúc, đồng thời cũng là dịp để tưởng nhớ những bậc anh hùng, liệt sĩ, những người có công với nhân dân, với đất nước.
Trải qua khoảng 200 năm tồn tại cùng với những thăng trầm của lịch sử, đình Thới Thuận có nhiều thay đổi, tuy nhiên vẫn lưu được những giá trị về kiến trúc, nghệ thuật mang đậm nét truyền thống của dân tộc. Ngoài ra, Đình Thới Thuận còn là trung tâm sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của đông đảo quần chúng nhân dân trong vùng, nơi đây có sự kết hợp hài hòa giữa giá trị văn hóa tâm linh và giá trị kiến trúc nghệ thuật của ngôi đình làng Nam Bộ. Với những giá trị lịch sử văn hóa nghệ thuật tiêu biểu, năm 2018, Đình Thới Thuận được UBND thành phố Cần Thơ xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố. 

 

Tác giả: Ngô Thị Yến Ly (Bảo tàng TPCT)

Các tin khác

  • LỚP HỌC LAN TỎA TÌNH YÊU ĐỜN CA TÀI TỬ Ở BẾN NINH KIỀU (22/09/2024)
  • HÀNH TRÌNH 18 NĂM TRUYỀN LỬA TỰ HÀO (12/09/2024)
  • Hội thi tuyên truyền giới thiệu sách và di sản văn hóa gắn với du lịch thành phố Cần Thơ năm 2024 Chủ đề “Cần Thơ – Thành phố tôi yêu” (27/08/2024)
  • THÊM YÊU CẦN THƠ TỪ SÁCH VÀ DI SẢN VĂN HÓA (27/08/2024)
  • GENZ “THEO ĐẾN TẬN CÙNG” ĐAM MÊ ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG (23/06/2024)
  • BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN DI SẢN LỄ HỘI KỲ YÊN ĐÌNH BÌNH THỦY (23/05/2024)
  • BƯỚC NGOẶT MỚI CỦA DI TÍCH QUỐC GIA HIỆP THIÊN CUNG (04/05/2024)
  • NGƯỜI TRUYỀN LỬA ĐỜN CA TÀI TỬ (11/04/2024)
  • HỌC CÁCH ĂN TẾT CỦA ÔNG BÀ (31/01/2024)
  • SỨC LAN TỎA TỪ MỘT CUỘC THI SÁNG TÁC CỔ NHẠC (08/12/2023)
  • Trang đầu 123456 Trang cuối
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar