start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở

TRỒNG CÂY NHÂN ÁI

27/03/2023 02:36
Màu chữ Cỡ chữ

Khu vườn tía tô ven rạch Tầm Vu (phường Thới An, quận Ô Môn) rộng hơn nửa công đất, xanh um, tươi tốt. Ông Hai Hải ngày ngày chăm lo tưới nước, hễ kho thuốc nam hết tía tô thì ông cắt về phơi để bổ sung. Và còn nhiều câu chuyện ý nghĩa ở đội tìm thuốc nam thiện nguyện này. Ai đó nói rằng, họ đang gieo mầm yêu thương, trồng cây nhân ái.

Ông Hai Hải tên thật là Lê Thanh Hải, năm nay 58 tuổi, ngụ khu vực Thới Trinh A, phường Thới An. Thời còn trẻ, ông Hai làm nhiều nghề để sống, từ đi ghe hàng bông, ghe chở vật liệu đến ghe cào. Cách đây khoảng 4 năm, khi mọi việc trong gia đình tạm ổn, hai cô con gái có gia đình ổn định, ông Hai quyết định gắn bó với công tác thiện nguyện. Mọi người nói vui ông Hai Hải “ra riêng” lần nữa, nhưng không phải một cái nhà mà có tới 2 căn nhà cùng 1 kho, chuyên để chứa thuốc nam thiện nguyện.

Nói về vườn tía tô, ông Hai Hải kể, thấy đất ở khu dân cư trống nên ông mượn, dọn dẹp trồng tía tô làm thuốc. Nếu thu hoạch số cây này đem bán cũng có tiền kha khá nhưng ông Hai không làm vậy, ông nguyện làm phước cho bà con. Sáng sớm nào ông cũng có mặt để tưới cho vườn tía tô tươi tốt. Ông cười mãn nguyện rằng, thấy ông làm việc có ích nên bà con người tặng máy để bơm nước, người tặng mô-tưa, người tặng ống nước... Mỗi người một chút vì nghĩa lớn giúp người.

Ông Hai Hải tưới vườn tía tô để làm thuốc. Ảnh: Duy Khôi

Ở 2 căn nhà và 1 kho chứa thuốc, hầu như lúc nào cũng có vài trăm bao thuốc, mỗi bao hơn 2,5 giạ. Để có được nguồn nguyên liệu cung cấp thường xuyên, ông Hai Hải cùng bà con có cùng tâm nguyện đi tìm. Nhóm 5 - 7 người thì đi tìm cây cù đèn, nhàu, cà dăm; nhóm 10 - 20 người thì cho những đợt đi tìm thuốc ở nơi đường xá khó khăn, phải trung chuyển bằng xuồng; nhóm 40 - 50 người thì để đi tìm cỏ mực, cỏ hôi; thậm chí có chuyến đi tìm thuốc cả trăm người, chuyên tìm cỏ bồ bồ... Chuyến đi gần thì qua miệt Phong Hòa, Lai Vung, Đồng Tháp; xa thì đi tới Sóc Trăng, Thất Sơn, Hà Tiên... Hỏi ông Hai, người đâu mà ông quy tụ đông đến vậy, ông nói rằng, bà con từ khắp nơi như Ô Môn, Thốt Nốt, Thới Lai... khi nghe ông muốn đi tìm thuốc nam thì nhiệt tâm đồng hành, chẳng ngại gian nan. Có những chuyến chở cây thuốc lớn, việc đốn rồi khuân vác rất nặng nhọc nhưng nhờ “mỗi người một tay” nên hoàn thành tốt đẹp. Ông Hai Hải không nhận công về cho mình, mà ông gọi đó là phước chung của bá gia bá tánh.

Tôi vui vì việc làm của tôi được nhiều người giúp đỡ, cùng làm. Bà con không ngại bỏ việc nhà, có người tuổi cao, có người thanh niên, có những chuyến đi xa cực lắm... Nhưng nghĩ tới bà con đang cần thuốc, ai cũng xông xáo”, ông Hai Hải kể. Dĩ nhiên, trong những chuyến đi tìm thuốc đó, ông Hai Hải luôn là đầu tàu, xốc vác và gắn kết mọi người. Anh Nguyễn Văn Hiền, người dân địa phương, do bận buôn bán không theo tìm thuốc được nhưng hễ đoàn về là anh lại nhiệt tình khuân vác tiếp. Lâu lâu, anh lại gửi phụ tiền xăng để “hùn phước”. Những câu chuyện nhỏ ấy cho thấy sự chung lòng làm việc thiện của bà con.

Riêng với ông Hai Hải, khi cây thuốc đã đem về, ông lại cụ bị xắt, chặt, bào rồi phơi để làm thuốc. Quần quật cả ngày mà công chuyện vẫn không hết. Ông ở miết ở những nhà chứa thuốc, tới giờ cơm thì vợ gọi về ăn, xong lại ra tiếp tục công việc. Ông Hai Hải thiệt thà: “Mần vậy mà người khỏe, bữa nào không có thuốc làm, người rêm hết”. Thấy chồng cực khổ làm thiện nguyện, bà Trần Thị Hồng, vợ ông Hai Hải chẳng những không phiền lòng mà còn làm hậu phương vững chắc. Với bà Hồng, có được người chồng biết sống đẹp, sống vì người khác như ông Hai, ấy là phước báu.

Kho thuốc của ông Hai Hải cùng bà con đi tìm phong phú các loại, đảm bảo nhu cầu điều trị các bệnh ở những phòng thuốc nam thiện nguyện. Nhiều phòng khám ở địa bàn thành phố Cần Thơ, Vĩnh Long, Sóc Trăng... đều tìm đến để xin thuốc. Ai xin, ông Hai Hải đều cho, chưa hết đã đi tìm thêm, lúc nào cũng có sẵn. Ông tâm nguyện với lòng: Người bệnh đang cần thuốc và đã bệnh thì không thể chờ. Nghĩ vậy mà ông dấn thân.

Gần ở tuổi 60, sức khỏe không còn tráng kiện nhưng tinh thần thiện nguyện của ông Hai Hải thì vẫn nhiệt huyết thanh xuân. Nghe ở đâu có nguồn thuốc nhiều, nghe ở đâu có người cần thuốc là ông lại cùng với những người cùng chung chí hướng tìm đến. Mỗi nơi đến, ông Hai Hải lại gieo rắc những hạt mầm yêu thương, cho cây nhân ái bén rễ xanh cành...

Đăng Huỳnh (Nguồn: Báo Cần Thơ)

Các tin khác

  • TRUNG THU ẤM ÁP... (22/09/2024)
  • NINH KIỀU PHÁT TRIỂN PHONG TRÀO DƯỠNG SINH (12/09/2024)
  • ỨNG XỬ VỚI CÂY XANH ĐÔ THỊ (09/09/2024)
  • PHONG TRÀO CHƠI TEM Ở CẦN THƠ (09/09/2024)
  • KHÉP LẠI MỘT MÙA HÈ VUI! (29/08/2024)
  • CÂU CHUYỆN ĐẸP TỪ LỚP HỌC Ở THẠNH MỸ (29/08/2024)
  • NGHĨA TÌNH HỌ TRẦN THÀNH PHỐ CẦN THƠ (27/08/2024)
  • VƯƠN LÊN VÀ SẺ CHIA (27/08/2024)
  • NÉT ĐẸP “UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN” (26/07/2024)
  • NHÀ MAY VỮNG VÀ NHỮNG CHUYẾN ĐI THIỆN NGUYỆN (26/07/2024)
  • Trang đầu 12345678910 Trang cuối
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar