start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
Cần Thơ đất nước con người

Hội thảo xây dựng, phát triển tour, tuyến và sản phẩm đặc thù của vùng ĐBSCL

01/04/2024 04:42
Màu chữ Cỡ chữ

Ngày 29/3/2024, Báo Kinh tế và Đô thị phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ, Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tổ chức Hội thảo “xây dựng, phát triển tour, tuyến và sản phẩm đặc thù của vùng ĐBSCL” tại Cần Thơ. Hội thảo là cơ hội mở ra cánh cửa đánh thức tiềm năng du lịch “Vùng đất Chín rồng”, khai thai thác triệt để thế mạnh đưa du lịch trở thành kinh tế mũi nhọn của vùng ĐBSCL.

Hội thảo có sự tham gia của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Du lịch của 13 tỉnh, thành ĐBSCL; các doanh nghiệp lữ hành, các khu, điểm du lịch và các cơ quan truyền thông báo chí. Hội thảo sẽ tập trung phân tích tiềm năng, lợi thế du lịch của các tỉnh ĐBSCL, đồng thời đưa ra các giải pháp để địa phương có thể xây dựng các tour, tuyến du lịch hợp lý, đặc sắc, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến với ĐBSCL...

Khu vực ĐBSCL có hệ sinh thái đa dạng và phong phú, từ hệ sinh thái biển, đảo, cửa sông, đất ngập nước, rừng ngập mặn, cù lao châu thổ, với nhiều khu dự trữ sinh quyển, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên có tính đa dạng sinh học cao…đây là những tài nguyên rất quý giá mà hiếm vùng đất nào có được.Bên cạnh đó ĐBSCL có hơn 700 km bờ biển và hơn 145 hòn đảo lớn, nhỏ với nhiều bãi tắm hoang sơ…

Với những lợi thế về tài nguyên thiên nhiên phong phú, kết hợp với nền văn hóa đặc sắc, đa dạng và phong phú, tạo nên bản sắc văn hóa của vùng sông nước, góp phần làm nên sản phẩm du lịch đa dạng và đặc thù. Bên cạnh đó, vùng ĐBSCL còn có nhiều tiềm năng, để phát triển du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng, đa dạng các loại hình du lịch đặc trưng như: du lịch sinh thái miệt vườn, sông nước, biển đảo và du lịch tâm linh…

Những năm trở lại đây, du lịch ĐBSCL đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhất là trong công tác truyền thông, quảng bá, liên kết, kết nối với các địa phương để cùng phát huy lợi thế và tiềm năng sẵn có để phát triển du lịch. Những khu di tích lịch sử nổi tiếng, địa điểm văn hóa đặc sắc đã và đang trở thành điểm đến thú vị, thu hút đông đảo du khách trong nước và ngoài nước đến đây.

Năm 2023, tổng số khách đến “Vùng đất Chín rồng” đạt gần 45 triệu lượt, tăng 20,4% so với cùng kỳ năm 2022, trong đó khách quốc tế hơn 1,8 triệu lượt, tăng 257,4 % với cùng kỳ năm 2022. Doanh thu uớc đạt 45.743 tỷ đồng, tăng 42,59% so với cùng kỳ 2022.

Ông Trần Việt Phường - Chủ tịch Hiệp hội du lịch ĐBSCL cho biết, hiệp hội cùng các đơn vị trực thuộc đã tổ chức thành công nhiều hoạt động xúc tiến, quảng bá, truyền thông du lịch, đóng góp vào sự phát triển chung của du lịch vùng. Nhưng ngành du lịch vùng vẫn còn gặp phải những hạn chế và khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ để thúc đẩy, phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Những sản phẩm du lịch của vùng còn đơn điệu, trùng lặp; mỗi địa phương một hướng đi, một cách làm; phát triển một cách tự phát, thiếu đầu tư quy hoạch...

Hội thảo nhằm đánh giá và tìm giải pháp để xây dựng, phát triển tour, tuyến và sản phẩm du lịch đặc thù ĐBSCL nhằm góp phần tích cực vào việc phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Qua đó, phân tích lợi thế, tiềm năng, cơ hội và thách thức trong kinh doanh lữ hành để tìm ra giải pháp tiếp cận về quản lý. Phối hợp giữa đơn vị quản lý, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành và điểm đến du lịch, đảm bảo thực hiện có hiệu quả các chương trình tour, tuyến du lịch và trải nghiệm sản phẩm du lịch đặc thù ĐBSCL. Thông qua hội thảo giúp việc quảng bá hình ảnh, xúc tiến về du lịch ĐBSCL và tăng cường liên kết giữa các địa phương trong vùng, giữa khu vực với TP. Hồ Chí Minh. Đặc biệt là liên kết với các tác nhân trong chuỗi giá trị du lịch là một trong những hoạt động trọng tâm của Hiệp hội du lịch ĐBSCL và rất cần việc tuyên truyền, quảng bá hình ảnh của những địa phương trong vùng đến với du khách trong và ngoài nước. “Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long phối hợp với Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức hội thảo nhằm mục tiêu là thúc đẩy phát triển du lịch vùng và tăng cường liên kết”.

Trung Tín - PQLDL

Các tin khác

  • Khai mạc trưng bày chuyên đề “Đo lường trong đời sống người dân ĐBSCL” (28/04/2024)
  • Quảng bá du lịch Đồng bằng sông Cửu Long tại Thái Lan và Campuchia (26/03/2024)
  • Hội nghị tổng kết hoạt động Ban Chỉ đạo phát triển du lịch thành phố Cần Thơ năm 2023 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2024 (22/02/2024)
  • Ngày Văn hóa, Du lịch Ninh Thuận tại Cần Thơ năm 2023 (07/11/2023)
  • Họp báo công bố VITM Cần Thơ 2023: Du lịch Sinh thái - Đồng bằng sông Cửu Long (17/10/2023)
  • Tỉnh Ninh Thuận dự kiến tổ chức Ngày Văn hóa, Du lịch Ninh Thuận tại Cần Thơ vào tháng 11 năm 2023 (10/10/2023)
  • “Ngày hội du lịch sinh thái Phong Điền - Cần Thơ” lần thứ X, năm 2023 - Hưởng ứng Ngày Du lịch Thế giới (27/9) (22/09/2023)
  • Tổ chức sơ kết 6 tháng đầu năm 2023 chương trình liên kết, hợp tác phát triển du lịch Cụm phía Tây đồng bằng sông Cửu Long (17/07/2023)
  • Tổ chức Ngày hội Chuyển đổi số du lịch Thành phố Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 tại thành phố Cần Thơ (05/07/2023)
  • HỘI THI LÀM BÁNH DÂN GIAN VÀ CHƯƠNG TRÌNH BIỂU DIỄN CÁCH LÀM CÁC LOẠI BÁNH DÂN GIAN (21/04/2023)
  • Trang đầu 12345678910 Trang cuối
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar