start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
Gia đình

Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật phòng, chống bạo lực gia đình

30/12/2023 06:20
Màu chữ Cỡ chữ

Ngày 01 tháng 11 năm 2023, Chính phủ ban hành Nghị định số 76/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (gọi tắt là Nghị định). Theo đó, Nghị định quy định chi tiết khoản 2 Điều 3; khoản 1 Điều 12; khoản 3 Điều 19; khoản 5 Điều 20; khoản 2 Điều 22; khoản 8 Điều 25; khoản 2 Điều 30; khoản 3 Điều 39; khoản 5 Điều 40; khoản 3 Điều 42 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Nghị định có 6 chương 45 Điều và 18 mẫu văn bản đính kèm. Nghị định có một số nội dung đáng chú ý sau:

Một là, khoản 1, Điều 3 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 đưa ra 16 nhóm hành vi bạo lực gia đình, thì tại Điều 2 đến Điều 5 Nghị định quy định chi tiết hành vi nào được xác định là hành vi bạo lực giữa người đã ly hôn; người chung sống như vợ chồng; người là cha, mẹ, con riêng, anh, chị, em của người đã ly hôn, của người chung sống như vợ chồng; người đã từng có quan hệ cha mẹ nuôi và con nuôi với nhau.

Thứ hai, Điều 7 Nghị định quy định tổng đài điện thoại quốc gia sử dụng số điện thoại ngắn có 3 chữ số để tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình. Tại điểm đ khoản 1 Điều 45 giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng, vận hành Tổng đài và khoản 5 Điều 45 quy định Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì việc cấp số điện thoại; hướng dẫn hoạt động của Tổng đài; bảo đảm an toàn an ninh thông tin mạng liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình.

Thứ ba, tại Điều 11 Nghị định quy định rõ trách nhiệm của Chủ tịch UBND cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình trong việc xử lý tin báo, tố giác hành vi bạo lực gia đình. Cụ thể: (1) Thực hiện phân loại tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình ngay sau khi nhận được tin báo, tố giác; (2) Phối hợp với cơ quan, người có thẩm quyền xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình đối với trường hợp quy định tạỉ điểm a khoản 1 Điều này; (3) Thực hiện kiểm tra, đánh giá việc xử lý hành vi bạo lực gia đình; (4) Cung cấp thông tin việc xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đinh khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc của cơ quan, tổ chức, cá nhân báo tin, tố giác về hành vi bạo lực gia đình.

Thứ tư, Nghị định quy định rõ các biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam (Điều 12). Việc áp dụng đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam thực hiện tương tự như áp dụng đối với người Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.

Thứ năm, trong những quy định cấm tiếp xúc, Điều 21 Nghị định quy định quyền lựa chọn chỗ ở trong thời gian cấm tiếp xúc, cụ thể: Người bị bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình được quyền lựa chọn chỗ ở cho người bị bạo lực gia đình trong thời gian thực hiện quyết định cấm tiếp xúc của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. Trường hợp người bị bạo lực gia đình không lựa chọn được chỗ ở hoặc chỗ ở không đáp ứng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 19 Nghị định này thì thực hiện theo quy định tại Điều 28 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.

Thứ sáu, Nghị định quy định chi ngân sách Nhà nước cho hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình. Ngân sách nhà nước chi cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình được bố trí trong dự toán ngân sách hằng năm của cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội được giao nhiệm vụ có liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành. Mức chi quy định tại Nghị định này là mức tối đa để cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội lập dự toán chi cho hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình. Đối với các khoản chi có liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình không được quy định tại Nghị định này thì thực hiện theo nội dung chi, mức chi quy định tại các văn bản pháp luật có liên quan.

Tiểu phẩm "Gánh ước mơ" của tác giả Nguyễn Thanh Phú tuyên truyền phòng, chống bạo lực gia đình.

Nghị định số 76/2023/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 12 năm 2023. Đây là cơ sở, là hành lang pháp lý quan trọng tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt hơn công tác phòng, chống bạo lực gia đình trong thời gian tới.

Bài, ảnh Thu Thúy

Các tin khác

  • “NHƯỜNG NHỊN, YÊU THƯƠNG, TÔN TRỌNG LÀ HẠNH PHÚC!” (28/03/2024)
  • NHÂN NGÀY QUỐC TẾ HẠNH PHÚC (20-3) “HẠNH PHÚC CHO MỌI NGƯỜI” (20/03/2024)
  • HẠNH PHÚC GIẢN DỊ (15/03/2024)
  • “GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC, QUỐC GIA THỊNH VƯỢNG” (14/03/2024)
  • ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC GIA ĐÌNH QUA CÁC MÔ HÌNH TIÊU BIỂU (11/03/2024)
  • ĐỒNG ĐIỆU (29/02/2024)
  • HẠNH PHÚC GIẢN DỊ (31/01/2024)
  • NGƯỜI KẾT NỐI HẠNH PHÚC (19/01/2024)
  • CÁCH SỐNG TÌNH NGHĨA CỦA VỢ CHỒNG ÔNG NĂM NHỰ (03/01/2024)
  • NGÀY THẾ GIỚI XÓA BỎ BẠO LỰC ĐỐI VỚI PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM GÁI 25 tháng 11 (09/11/2023)
  • Trang đầu 12345 Trang cuối
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar