start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
Nghệ thuật biểu diễn

GIAO LƯU, PHÁT HUY NGHỆ THUẬT ĐỜN CA TÀI TỬ GIỮA CÁC TỈNH, THÀNH

26/04/2024 08:29
Màu chữ Cỡ chữ

Trong dịp Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm nay, tại khuôn viên Đền thờ Vua Hùng thành phố Cần Thơ diễn ra chương trình giao lưu nghệ thuật Đờn ca tài tử (ĐCTT) năm 2024 do Trung tâm Văn hóa thành phố Cần Thơ tổ chức. Tiếng hát, tiếng đờn ngọt ngào của các nghệ nhân đến từ 3 tỉnh, thành: Cần Thơ, Cà Mau, Long An đã mang lại cho khán giả nhiều ấn tượng, cảm xúc khó quên.  

Mở màn với tiết mục hòa đờn 16 câu Lưu Thủy Trường do Ban ĐCTT thành phố Cần Thơ, Ban ĐCTT tỉnh Long An và Ban ĐCTT tỉnh Cà Mau phối hợp biểu diễn, chương trình thu hút khá đông người đến xem. Tiếp đó là các tiết mục vọng cổ, ca ra bộ, liên nam, xàng xê, nam đảo, tứ đại oán, hòa đờn… của các nghệ nhân đờn, tài tử ca tiêu biểu của 3 đơn vị. Tiếng đờn điêu luyện, giọng ca truyền cảm cùng những nội dung ý nghĩa về tình yêu đất nước, ca ngợi Đảng, Bác Hồ, những đổi mới trong quá trình xây dựng và phát triển quê hương… khiến những người yêu thích bộ môn nghệ thuật này càng say mê trong những giai điệu thân quen. Ông Trần Văn Chiếp, 58 tuổi, đến từ xã Đông Hiệp, huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ, cho biết: “Tôi cùng vợ đi xe máy vượt đường xa đến Đền thờ Vua Hùng tham quan, bái tế nhân ngày Giỗ Tổ. Thấy có biểu diễn ĐCTT là vô coi liền vì chúng tôi mê bộ môn này lắm. Mà bữa nay toàn những tiết mục hay, nghe đã lắm!”.

Tiết mục biểu diễn của Ban ĐCTT thành phố Cần Thơ

Tiết mục biểu diễn của Ban ĐCTT tỉnh Cà Mau

Tiết mục biểu diễn của Ban ĐCTT tỉnh Long An

14 tiết mục được 3 Ban ĐCTT của 3 tỉnh, thành biểu diễn xen kẽ nhau. Bên cạnh những bài bản với lời gốc, có rất nhiều bài được viết lời mới, phù hợp với thực tế và đời sống hiện đại. Tiêu biểu là những bài nói về sự đổi thay tích cực của thành phố Cần Thơ sau 20 năm trực thuộc Trung ương, những nét đẹp của quê hương hay công cuộc xây dựng nông thôn mới với những chính sách hợp lòng dân… Đến với chương trình giao lưu này, soạn giả, tài tử ca Trần Thịnh của Ban ĐCTT tỉnh Long An, biểu diễn 2 tiết mục cùng bạn diễn, trong đó có một tiết mục do anh viết lời mới là ca ra bộ theo điệu Bắc bài Xuân Tình “Mãi nhớ ơn Bác Hồ”. Anh tâm tình: “Tôi có dịp đến biểu diễn, giao lưu ĐCTT ở thành phố Cần Thơ nhiều lần, nhưng lần nào cũng có cảm xúc mới vì Cần Thơ ngày càng phát triển. Các chương trình văn nghệ, lễ hội mỗi năm đều làm tốt hơn. Lần này được biểu diễn phục vụ trong dịp Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương là một vinh dự cho tôi và Ban ĐCTT tỉnh Long An nên ai cũng cố gắng hoàn thành thật tốt vai trò của mình, góp phần mang lại thành công cho đêm diễn”.

Cùng tâm trạng khi đưa đoàn lần đầu đến biểu diễn tại Đền thờ Vua Hùng thành phố Cần Thơ, ông Nguyễn Quốc Tín, Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa tỉnh Cà Mau, chia sẻ: “Dịp này, tỉnh chúng tôi có nhiều đoàn biểu diễn, giao lưu ĐCCT tại Cà Mau, Cần Thơ và các nơi khác. Dù ở đâu thì trong không khí linh thiêng của ngày Giỗ Tổ, chúng tôi đều rất xúc động và mong muốn mang tiếng đờn, lời ca lan tỏa sâu rộng đến mọi người vì ĐCTT là một phần hồn cốt của dân tộc. Chúng tôi cũng mong muốn rằng, ngoài những dịp lễ hội, các tỉnh, thành ĐBSCL có thể kết nối để thường xuyên tổ chức các chương trình giao lưu ĐCTT với nhiều hình thức phong phú, để giữ gìn, phát huy loại hình nghệ thuật truyền thống này với nhiều đối tượng khán giả, nhất là thế hệ trẻ, học sinh, sinh viên”.

Chương trình giao lưu đã thành công tốt đẹp, là dịp để các nghệ nhân ĐCTT 3 tỉnh, thành giao lưu, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau để ngày càng tiến bộ về chuyên môn, thắt chặt tình đoàn kết cũng như góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của các câu lạc bộ ngày càng hiệu quả hơn. Theo lãnh đạo Trung tâm Văn hóa thành phố Cần Thơ, sẽ cố gắng duy trì chương trình giao lưu giữa các tỉnh, thành hằng năm. Qua đó, xây dựng sân chơi mới, biểu diễn các tiết mục đặc sắc, mang đậm tính truyền thống dân tộc, đặc trưng của vùng ĐBSCL.

Bài, ảnh: Lệ Thu (Nguồn: Báo Cần Thơ)

Các tin khác

  • “CẦN THƠ MỘT KHÚC CA” (09/05/2024)
  • GIỚI THIỆU DI SẢN, DANH NHÂN CẦN THƠ ĐẾN GIỚI TRẺ BẰNG NGHỆ THUẬT (03/04/2024)
  • CÂU LẠC BỘ HÁT CHÈO GIỮA LÒNG TÂY ĐÔ (20/03/2024)
  • HỌC VĂN, RÈN SỬ TRÊN SÂN KHẤU (11/03/2024)
  • ĐA DẠNG SÂN CHƠI CHO NHỮNG NGƯỜI YÊU CA NHẠC (30/12/2023)
  • Ông Nguyễn Thành Kiên, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học, Nghệ thuật thành phố Cần Thơ: CÁC TÁC PHẨM THỂ HIỆN RÕ HÌNH ẢNH “CẦN THƠ TỎA SÁNG VƯƠN XA” (28/12/2023)
  • Cần Thơ khôi phục Cuộc thi Cải lương “Mộc Quán – Nguyễn Trọng Quyền” (04/12/2023)
  • CHO TUỔI GIÀ THÊM VUI (22/11/2023)
  • TÌM KIẾM TÀI NĂNG CHO SÂN KHẤU CẢI LƯƠNG (14/11/2023)
  • ƯƠM MẦM TÀI NĂNG VĂN NGHỆ Ở CƠ SỞ (14/09/2023)
  • Trang đầu 1234 Trang cuối
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar