start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở

HÀO HỨNG HỌC SỬ THÔNG QUA TÌM HIỂU BẢO VẬT QUỐC GIA

12/11/2024 02:29
Màu chữ Cỡ chữ

“Các em có biết vì sao gọi là văn hóa Óc Eo?”, “Ở thành phố Cần Thơ, có mấy di tích liên quan đến văn hóa Óc Eo?”, “Em hãy kể tên các nhóm hiện vật ở Cần Thơ đã được công nhận Bảo vật quốc gia”… Đó là những câu hỏi mà chị Nguyễn Thị Hoàng Oanh, cán bộ Bảo tàng thành phố Cần Thơ, hỏi để củng cố kiến thức cho các em học sinh sau tiết học. Các em hăng hái trả lời, tất cả đều nhận được những tràng pháo tay tán thưởng vì có đáp án đúng.

Giáo viên hướng dẫn học sinh nặn đất tạo hình theo nguyên bản Bảo vật quốc gia Bình gốm Nhơn Thành.

Đó là không khí chương trình “Tiết học Sử Bảo tàng” với chủ đề “Tìm hiểu Bảo vật quốc gia ở thành phố Cần Thơ” vừa được Bảo tàng thành phố Cần Thơ và Trường THCS Trần Hưng Đạo (quận Ninh Kiều) phối hợp tổ chức. Sau khi giáo viên dạy giáo dục địa phương của trường khai từ tiết học, chị Nguyễn Thị Hoàng Oanh lên lớp, bắt đầu từ các nền văn hóa cổ của nước ta, rồi giới thiệu về văn hóa Óc Eo, các di tích Óc Eo ở thành phố Cần Thơ, các hiện vật tìm được sau quá trình khai quật cũng như các Bảo vật quốc gia đang được lưu giữ tại Bảo tàng thành phố Cần Thơ. 45 phút của tiết học diễn ra nhanh chóng, đầy sinh động, hấp dẫn, thể hiện ở những cánh tay giơ đều tăm tắp sau khi giáo viên đặt câu hỏi.

Sau tiết học, học sinh lại được trải nghiệm hoạt động mỹ thuật, gồm vẽ và nặn, với đề tài là 4 nhóm Bảo vật quốc gia ở Cần Thơ. Các em khéo léo nhìn Bảo vật quốc gia Bình gốm Nhơn Thành rồi nặn bằng đất sét, làm nên tác phẩm giống với nguyên bản. Nhiều em khác thì chọn vẽ bằng bút màu, bút chì hình ảnh các Bảo vật quốc gia.

Em Trương Quốc Kiệt, học sinh Trường THCS Trần Hưng Đạo, hào hứng chia sẻ: “Tiết học hôm nay rất vui và ý nghĩa, em có dịp tìm hiểu các Bảo vật quốc gia và còn nặn nên hình tượng của bình gốm nữa”.

Cô Nguyễn Lê Thu Thuận, Hiệu trưởng Trường THCS Trần Hưng Đạo, cho biết: Đây là lần đầu nhà trường phối hợp với Bảo tàng thành phố tổ chức tiết học Lịch sử ngay tại Bảo tàng, với sự tham gia của khoảng 250 học sinh, chia thành 3 nhóm. Nhiều năm qua, nhà trường luôn nỗ lực tạo các hoạt động bổ ích, gắn với lịch sử, văn hóa địa phương trong thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. “Tiết học Sử Bảo tàng” với không gian học mở, thực tế đã truyền cảm hứng, tình yêu di sản cho các em học sinh, với hiệu quả rõ nét.

Quả vậy, trước khi vào tiết học, học sinh còn được tham quan Bảo tàng thành phố Cần Thơ, nghe giới thiệu về các hiện vật đang được trưng bày và về vùng đất Cần Thơ. Em Lê Nguyên Như, học sinh lớp 7, Trường THCS Trần Hưng Đạo, nói: “Mỗi hiện vật ở đây đều mang một câu chuyện lịch sử. Qua đó, em thêm hiểu và yêu lịch sử quê hương mình hơn”.

Chương trình “Tiết học Sử Bảo tàng” với chủ đề “Tìm hiểu Bảo vật quốc gia ở thành phố Cần Thơ” là cách làm hay, thiết thực khi ngành Văn hóa và ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố triển khai kế hoạch phối hợp giáo dục truyền thống và di sản văn hóa cho học sinh. Qua đó giúp học sinh hiểu hơn về văn hóa, lịch sử địa phương, đặc biệt là 4 hiện vật, nhóm hiện vật được Thủ tướng Chính phủ công nhận Bảo vật quốc gia, gồm: Bộ khuôn đúc Nhơn Thành, Bình gốm Nhơn Thành, Tượng Phật Nhơn Thành, Linga - Yoni gỗ Nhơn Thành. Cũng là học sử nhưng những bài học từ chương trình được truyền tải sống động, “nói có sách, mách có chứng”, học sinh vừa được nghe, vừa được nhìn, vừa được trải nghiệm. Qua đó, các em ghi khắc sâu sắc hơn những kiến thức từ chương trình. Như lời chia sẻ dễ thương của em Mai Hữu Phúc, học sinh lớp 7, Trường THCS Trần Hưng Đạo: “Học Lịch sử kiểu này thật là thú vị, con thích lắm!”.

Hàng trăm học sinh tham gia chương trình nhưng tất cả đều bị lôi cuốn, tập trung vào hiện vật, bài học và ghi chép. Hầu như không có học sinh nào lo ra hay bấm điện thoại. Đó cũng là minh chứng rõ nét cho sức hút của chương trình. Một khi có cách làm hay, sáng tạo, những bài học về truyền thống, lịch sử địa phương, đất nước sẽ được các em hào hứng đón nhận.

Bài, ảnh: Đăng Huỳnh (Nguồn: Báo Cần Thơ)

Các tin khác

  • NÉT VĂN HÓA Ở THỚI THẠNH (14/11/2024)
  • Ý NGHĨA KHÔNG GIAN VĂN HÓA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG TRƯỜNG HỌC (12/11/2024)
  • LAN TỎA NẾP SỐNG ĐẸP (12/11/2024)
  • THƯ PHÁP CỦA KHÁNH (11/11/2024)
  • NGƯỜI LAN TỎA GIÁ TRỊ VĂN HÓA, LỊCH SỬ CỦA TEM (11/11/2024)
  • LAN TỎA LÒNG NHÂN ÁI (04/10/2024)
  • TRUNG THU ẤM ÁP... (22/09/2024)
  • NINH KIỀU PHÁT TRIỂN PHONG TRÀO DƯỠNG SINH (12/09/2024)
  • ỨNG XỬ VỚI CÂY XANH ĐÔ THỊ (09/09/2024)
  • PHONG TRÀO CHƠI TEM Ở CẦN THƠ (09/09/2024)
  • Trang đầu 12345678910 Trang cuối
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar