start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở

MANG “TIẾNG THƠ” ĐẾN VỚI SINH VIÊN

03/01/2024 06:35
Màu chữ Cỡ chữ

“Em cùng anh ghé chợ cổ Cần Thơ/ hương cây trái nồng nàn châu thổ/ đêm ngọt ngào giọng ca tài tử/ thành phố mình phơi phới tuổi hai mươi”, giọng ngâm của nghệ sĩ Hồng Nhạn trên nền tiếng sáo du dương bài thơ “Thành phố nồng nàn trong đôi mắt em” của tác giả Nguyễn Trần Hoàng Viện, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Thơ Tây Đô. Hội trường im phăng phắc, hàng trăm sinh viên chăm chú lắng nghe, thưởng thức như “rót mật vào tai”. “Tiếng Thơ” đầy xúc cảm và hấp dẫn với mọi người.

“Tiếng Thơ” là chương trình sinh hoạt thơ do Câu lạc bộ Thơ Tây Đô (trực thuộc Trung tâm Văn hóa thành phố Cần Thơ) tổ chức định kỳ, nhằm kết nối và lan tỏa tình yêu thơ đến với mọi người. Trong lần sinh hoạt thứ 5 này, Câu lạc bộ Thơ Tây Đô kết hợp với Đoàn Trường Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ tổ chức “Tiếng Thơ” ngay tại trường, để thu hút sinh viên tham gia, thưởng thức.

Sinh viên say sưa nghe nghệ sĩ Hồng Nhạn ngâm thơ.

Hai nghệ sĩ ngâm thơ là Hồng Nhạn và Duy Chuông, hội viên Hội Nhà văn thành phố Cần Thơ, đã cống hiến những tiết mục ngâm thơ da diết, sâu lắng. Những bài thơ viết về quê hương, về tình yêu với thành phố Cần Thơ của tác giả Nguyễn Trần Hoàng Viện như “Chiều xuân”, “Sao quên”, “Thành phố nồng nàn trong đôi mắt em”, “Nụ cười xanh biếc trên nhịp nối đôi bờ”... được diễn ngâm trên tiếng sáo du dương, tiếng nhạc nhẹ nhàng, làm tôn lên vẻ đẹp của từng tác phẩm thơ.

Ngâm thơ, giới thiệu thơ vốn là loại hình không sôi động, nếu không có tình yêu hoặc am hiểu thì sẽ dễ bị nhàm chán khoặc không thể tập trung. Nhưng suốt đêm “Tiếng Thơ” lần thứ 5 diễn ra, điều làm chúng tôi ấn tượng là các sinh viên rất tập trung, chăm chú thưởng thức và dành nhiều sự cổ vũ cho mỗi tiết mục. Điều đó cho thấy sức hút của “Tiếng Thơ”. Trong chương trình, nữ sinh Lan Anh cũng mang đến tiết mục ngâm thơ bài “Đây thôn Vĩ Dạ” của nhà thơ Hàn Mặc Tử. Dù giọng ngâm không thật điêu luyện nhưng cho thấy tình yêu thơ lan tỏa qua “Tiếng Thơ”.

Em đã được nghe những thanh âm tuyệt vời!”, Phan Thảo Nguyên, sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh, Trường Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ, đã chia sẻ như vậy sau chương trình “Tiếng Thơ”. Thảo Nguyên nói rằng, cô vốn rất yêu thơ, thích đọc thơ và làm thơ nhưng chưa được nghe trực tiếp nghệ sĩ ngâm thơ. Vì vậy, mỗi tiết mục đều có sức hút đặc biệt với Thảo Nguyên. Còn với Lê Hồng Phú, sinh viên ngành Quản lý công nghiệp, thì khác, anh không biết nhiều về thơ và cũng không có thói quen đọc thơ, vì vốn là “dân công nghệ”. Nhưng khi nghe nghệ sĩ ngâm những bài thơ hay, anh có nhiều cảm nhận mới mẻ. “Những câu thơ súc tích, tình cảm, lại được cô, chú ngâm rất hay, cứ như em đang nghe trên sóng radio như hồi đó ông em thường hay mở”, Hồng Phú nói.

Nghệ sĩ Hồng Nhạn, nghệ sĩ Duy Chuông là hai giọng ngâm thơ quen thuộc ở thành phố Cần Thơ thời gian qua. Sở hữu chất giọng trầm ấm, truyền cảm, cảm thụ thơ tốt nên những tiết mục ngâm thơ của hai nghệ sĩ đều rất ấn tượng. Tuy biểu diễn nhiều nơi nhưng được đứng trên sân khấu ngâm thơ cho hàng trăm sinh viên, họ đều mang nhiều cảm xúc. Nghệ sĩ Hồng Nhạn nói rằng, lúc nhận lời mời, bà cũng lo lắng vì không biết sinh viên có chịu ngồi nghe ngâm thơ. Nhưng càng về sau, bà càng phấn chấn, càng thả lòng vào từng câu thơ vì sự say sưa bất ngờ của các bạn trẻ.

Anh Nguyễn Hoàng Viện, Bí thư Đoàn Trường Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ, cho biết: Thời gian qua, Đoàn trường tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao để tạo sân chơi bổ ích cho sinh viên, qua đó giúp các em phát huy năng khiếu, sở trường, trau dồi kỹ năng bản thân. Việc kết hợp với Câu lạc bộ Thơ Tây Đô đưa “Tiếng Thơ” về Trường Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ cũng nhằm mục đích ấy. Ai cũng nghĩ, sinh viên trường kỹ thuật, công nghệ thì sẽ “khó cảm” với thơ. Nhưng “Tiếng Thơ” đã minh chứng điều đó không đúng. Một khi có không gian dành cho thơ, có những bài thơ hay, có những giọng ngâm đẹp, thì thơ sẽ chan hòa và lay động mỗi người, dù bất cứ ngành nghề, lĩnh vực gì.

Bài, ảnh: Duy Khôi (Nguồn: Báo Cần Thơ)

Các tin khác

  • Ông Nguyễn Minh Tuấn, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ NỖ LỰC XÂY DỰNG ĐÔ THỊ CẦN THƠ VĂN MINH, HIỆN ĐẠI VÀ HỘI NHẬP (23/06/2024)
  • CHUNG TAY XÂY DỰNG KHU DÂN CƯ KIỂU MẪU (23/06/2024)
  • ĐỌC SÁCH NGÀY HÈ (23/06/2024)
  • AN KHÁNH NÂNG CHẤT KHU DÂN CƯ KIỂU MẪU (23/06/2024)
  • LÃO NÔNG ĐAM MÊ TẠO HÌNH TRÁI CÂY NGHỆ THUẬT (23/06/2024)
  • NHÓM THIỆN NGUYỆN HOA SEN CẦN THƠ TẶNG QUÀ NGƯỜI KHÓ KHĂN (04/06/2024)
  • SỐNG ĐẸP! (04/06/2024)
  • THƯ VIỆN SẺ CHIA (04/06/2024)
  • VÌ NHỮNG SUẤT ĂN NO DẠ, ẤM LÒNG (23/05/2024)
  • TẤM LÒNG CỦA CHỊ PHAN THỊ KIM NGÂN (20/05/2024)
  • Trang đầu 12345678910 Trang cuối
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar