start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở

SÁNG TẠO LÀM ĐẸP CUỘC SỐNG

23/02/2023 10:58
Màu chữ Cỡ chữ

Từ những cây tăm tre, que kem, đũa sử dụng một lần... ông Đỗ Quang Trực (ngụ phường An Phú, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ) đã làm nên những mô hình kiến trúc tuyệt đẹp. Sáng tạo của ông Trực không chỉ làm đẹp cuộc sống mà còn gửi gắm thông điệp về bảo vệ môi trường.

Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn (Thành phố Hồ Chí Minh) có kiến trúc đặc trưng, khó thể hiện nhưng chỉ bằng tăm tre, gỗ vụn, ông Trực làm nên mô hình giống hệt, chỉ là tỷ lệ nhỏ hơn. Từng chi tiết mái vòm, ô cửa sổ, lam kính màu, mái nhọn phía trước nhà thờ, mái cong phía sau nhà thờ... được ông thể hiện chính xác đến từng chi tiết. Đẹp và giống đến độ, nếu mô hình được chụp vào ảnh đơn lập, nhiều người cứ nghĩ đó là công trình thật.

Ông Trực bên mô hình nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn. Ảnh: Duy Khôi

Kỳ công và khéo léo nữa phải kể đến mô hình phỏng theo công trình nổi tiếng thế giới là cầu tháp Luân Đôn. Hai tháp hùng vĩ hai bên, chiếc cầu thoai thoải bắc phía dưới kết hợp giữa cầu treo và cầu cất để ghe thuyền thông thương... được ông Đỗ Quang Trực làm y như thật. Ông Trực cho biết, mô hình này ông thực hiện trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội phòng dịch COVID-19 vào năm 2021 và đã mất nửa năm để hoàn thành. Nhìn mô hình mới thấy sự kỳ công, khéo léo của ông.

Hôm chúng tôi đến, ông Trực đang thực hiện mô hình Chùa Cầu Hội An, với công đoạn làm viền đỉnh mái chùa. Chi tiết hoa văn bằng khung lam, rồng chầu nguyệt được ông Trực dùng cưa lọng “siêu mini” để lọng tạo hình, công phu đến từng đường nét. Mái chùa được ông thể hiện bằng những cây đũa dùng một lần. Ông cười: “Để có nguyên liệu làm mái chùa này, gia đình tôi khi ăn bún, cơm hộp thì lấy đũa nhà ra dùng, đũa ăn liền thì để dành”.

Chi tiết này cũng cho thấy sự khéo léo và sáng tạo của ông Trực. Không có bất kỳ quy định nào cho công việc ông đang làm, nghĩa là mái nhà phải làm bằng gì, cột nhà phải làm bằng gì... mà chỉ là ông cảm hứng bất chợt, thấy phù hợp thì làm. Trong đó, nguyên liệu chính mà ông Trực chọn là tăm tre, que kem và đũa ăn liền, cùng với ván thông, formex... Ông Trực mang mô hình chùa Một Cột ra và lý giải rằng, để thể hiện từng mảnh ngói vảy cá của mái chùa, ông đã kỳ công lọng ván thông để thể hiện, mỗi “miếng ngói” nhỏ chưa bằng móng tay út, với hàng ngàn miếng ráp thành.

Ông Trực vốn làm thợ chụp ảnh đám tiệc và có năng khiếu nghệ thuật. Trước đây, ông từng làm trong các cơ sở tranh sơn mài, tranh đắp thạch cao... nên có kiến thức về đường nét, bố cục, tỷ lệ... Cách đây hơn 4 năm, vì muốn khuây khỏa nên ông nghĩ ra việc làm mô hình. Công trình đầu tiên ông làm là nhà lá Nam Bộ, rồi sau đó là nhà dài Tây Nguyên, ghe xuồng chợ nổi, chùa Một Cột, tháp Eiffel, nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn, cầu tháp Luân Đôn, tháp Big Ben... Có công trình ông mất một vài tuần, nhưng cũng có công trình ông phải mất 3 tháng (mô hình nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn), thậm chí nửa năm (mô hình cầu tháp Luân Đôn)... để hoàn thiện. Từng mô hình giống y như thật ra đời ngày càng nhiều trong sự trầm trồ của người thân, bạn bè, vậy là ông Trực theo đuổi đam mê đến nay. Hiện tại, ông Trực đã làm ra hơn 40 mô hình tái hiện công trình kiến trúc nổi tiếng.

Những mô hình nào tôi có làm từ 2 cái trở lên thì tôi có tặng cho bạn bè, người thân, còn độc bản thì tôi để dành làm kỷ niệm”, ông Trực nói. Ông cũng chia sẻ thêm, ông không nghĩ đến việc bán sản phẩm vì với công sức và tình cảm cho từng mô hình, ông không biết định giá thế nào cho vừa phải và ông còn lo đến chuyện “không biết người ta có nâng niu mô hình của mình làm ra không”.

Ngay khi những sản phẩm mỹ nghệ của ông Trực lan truyền trên mạng xã hội, rất nhiều người tỏ ra thích thú và muốn được chiêm ngưỡng. Chị Lê Thị Thúy Diễm (phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều) trầm trồ: “Mỗi chi tiết rất đẹp và khéo léo, chắc chắn người làm bỏ rất nhiều tâm huyết. Tôi rất thích những mô hình của ông Trực làm ra”.

Ông Trực thì chỉ nghĩ ông làm vì đam mê, để cuộc sống thêm phần thú vị. Ông chọn những loại phế liệu trong đời sống để thể hiện cũng vì muốn rác thải được phân loại, xử lý đúng cách, lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường. Quả vậy, với ông Trực, một mảnh rác cũng có thể trở thành bông hoa.

Đăng Huỳnh (Nguồn: Báo Cần Thơ)

Các tin khác

  • Ông Nguyễn Minh Tuấn, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ NỖ LỰC XÂY DỰNG ĐÔ THỊ CẦN THƠ VĂN MINH, HIỆN ĐẠI VÀ HỘI NHẬP (23/06/2024)
  • CHUNG TAY XÂY DỰNG KHU DÂN CƯ KIỂU MẪU (23/06/2024)
  • ĐỌC SÁCH NGÀY HÈ (23/06/2024)
  • AN KHÁNH NÂNG CHẤT KHU DÂN CƯ KIỂU MẪU (23/06/2024)
  • LÃO NÔNG ĐAM MÊ TẠO HÌNH TRÁI CÂY NGHỆ THUẬT (23/06/2024)
  • NHÓM THIỆN NGUYỆN HOA SEN CẦN THƠ TẶNG QUÀ NGƯỜI KHÓ KHĂN (04/06/2024)
  • SỐNG ĐẸP! (04/06/2024)
  • THƯ VIỆN SẺ CHIA (04/06/2024)
  • VÌ NHỮNG SUẤT ĂN NO DẠ, ẤM LÒNG (23/05/2024)
  • TẤM LÒNG CỦA CHỊ PHAN THỊ KIM NGÂN (20/05/2024)
  • Trang đầu 12345678910 Trang cuối
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar