start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở

SỐNG SAO CHO XỨNG “CHA LÀ LIỆT SĨ, MẸ LÀ MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG”

27/07/2023 04:24
Màu chữ Cỡ chữ

Đó là những lời ruột gan, tâm huyết của ông Lê Văn Thái, ngụ khu vực Bình Thường B, phường Long Tuyền, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ, chia sẻ với chúng tôi trong những ngày cận kề Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27-7). Ông Năm Thái luôn tự nhủ là gia đình chính sách thì càng phải làm gương, luôn nỗ lực vươn lên sống có ích hơn nữa.

Muốn vào nhà ông Năm Thái phải đi ngang Di tích Lịch sử Căn Cứ Vườn Mận. Nơi đây, khi Đội Biệt động thành phố Cần Thơ thành lập vào năm 1965 đã chọn làm căn cứ hoạt động bám trụ trong lòng địch. Đó là vườn mận hồng đào xum xuê của ông Lê Văn Tiểu, tức ông Hai Tiểu, cha ông Năm Thái. Đây là căn cứ của lòng dân, căn cứ của tình quân dân sâu nặng và là tình cảm của gia đình lão ông Hai Tiểu dành cho bộ đội.

Nơi đây diễn ra nhiều sự kiện quan trọng và cũng là nơi ông Năm Thái chứng kiến những hình ảnh bi hùng của gia đình. Ông Hai Tiểu là người chăm lo xây dựng căn cứ, còn bà Hai, má Tạ Thị Phi, một phụ nữ đảm đang, dũng cảm, luôn chăm lo, cảnh giới cho bộ đội ở căn cứ. Cuối năm 1968, ông Hai Tiểu và người con thứ ba đã hy sinh trong khi làm nhiệm vụ. Ông Năm Thái chứng kiến tất cả, nỗi căm thù giặc sục sôi trong lòng. Năm 1970, khi mới 15 tuổi, ông cũng theo tiếng gọi của lòng yêu nước, đi làm cách mạng. Một sự kiện nữa chẳng thể nào nguôi ngoai trong lòng ông, dù đã gần 70 tuổi, chính là một ngày của năm 1974, má Tạ Thị Phi vì muốn báo động có địch đi càn để cán bộ ta kịp thời ẩn nấp, đã bị bắn gãy tay và phát bắn thứ hai đã cướp đi mạng sống của má. Sự hy sinh của má Hai đã cứu sống được 9 đồng chí. 

Ông Năm Thái lại một lần nữa chứng kiến. Sau đó, ông bị bắt và tra khảo, mấy lần vào tù ra khám, nhưng ông vẫn một mực kiên quyết “không biết, không nghe, không thấy”. Sau ngày đất nước thống nhất, ông Năm về lại vườn mận, thay cha mẹ lo cho các em, cải tạo lại mảnh vườn để mưu sinh...

x x x

Tuổi gần 70, sức khỏe ông Năm Thái yếu dần, lại bị lãng tai. Nhưng khi nhắc đến truyền thống gia đình, giọng ông đầy sang sảng, hào hùng và quyết liệt từng chữ một. Bây giờ đã ít, trước kia khi còn khỏe, mỗi lần có khách đến tham quan Di tích Căn cứ Vườn Mận, ông Năm Thái đều sẵn sàng hướng dẫn, kể lại chuyện xưa, chuyện của người trong cuộc. Những câu chuyện vì vậy mà thu hút khách tham quan đến lạ, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Ông Năm Thái (thứ tư, từ phải qua) tiếp đoàn khách đến thắp hương tưởng nhớ cha mẹ ông. Ảnh: Duy Khôi

Mỗi lần nói chuyện với tuổi trẻ, ông Năm Thái đều kể chuyện hồi xưa đất nước còn chiến tranh, cuộc sống phải gian khổ thế nào. Đó là cuộc đời, theo lời ông, “cơm không ra cơm, cháo không ra cháo”, “trên đầu máy bay, dưới đất binh bộ”, giữ được tính mạng là đã mừng. Vậy nên, bây giờ, tuổi trẻ phải cố gắng học tập, cố gắng lao động, để xây dựng quê hương, đất nước. Câu chuyện mà con trai của Người Mẹ Vườn Mận kể lại, khiến từng người bước chầm chậm và rưng rưng.

Trên vùng đất Căn cứ Vườn Mận năm nào, bây giờ một phần là di tích, một phần ông Năm Thái sinh sống, trồng trọt, chăn nuôi, ổn định cuộc sống. 5 người con của ông giờ đã có cuộc sống ổn định, tiền chế độ chính sách con Liệt sĩ, Mẹ Việt Nam anh hùng... có thể giúp vợ chồng ông trang trải, thảnh thơi an hưởng tuổi già. Nhưng ông Năm Thái không làm vậy, ông vẫn lao động, vẫn kiếm “đồng ra đồng vô” để thấy bản thân sống có ích.

Ông Năm Thái dõng dạc: “Đảng, Nhà nước mình còn biết bao nhiêu chuyện phải lo. Mình có cái nhà mình, không lẽ không lo nổi cho gia đình mình sao. Nên riêng bản thân tôi luôn nỗ lực, sống không dựa dẫm, trông chờ”. Suy nghĩ của ông Năm Thái thật đáng quý. Hằng ngày, ông chăm chút cho đàn chồn nuôi kinh tế, từ việc tận dụng thức ăn có sẵn trong nhà, ngoài vườn. Tối về, ông còn thường đi bẫy chuột bằng rập lồng để vừa có thu nhập, vừa ngăn chúng phá hoại mùa màng. Tổng doanh thu mỗi năm của ông Năm Thái khoảng 100 triệu đồng. Số tiền ấy tuy không nhiều nhưng đủ để ông cải thiện thêm cuộc sống, bên cạnh chế độ của Nhà nước cấp và quan trọng hơn hết là ông thấy mình có ích, lao động để làm gương cho con cháu.

Ông Lê Văn Thắng, Bí thư Chi bộ khu vực Bình Thường B, phường Long Tuyền, cho biết: Gia đình ông Năm Thái chấp hành tốt các chủ trương, chính sách và quy định của địa phương. Đây cũng là gia đình chính sách gương mẫu, nhiệt huyết, luôn phấn đấu vươn lên, đóng góp nhiều về mọi phương diện để khu vực phát triển.

Trong lúc trò chuyện với chúng tôi, ông Năm Thái nhiều lần nhắc đi nhắc lại rằng, ông là con của Liệt sĩ, con của Mẹ Việt Nam Anh hùng. Nhắc không phải để tự cao, lên giọng, mà ông Năm Thái nhắc để tự răn mình và dạy dỗ con cháu: Phải sống làm sao để không hổ danh “cha là Liệt sĩ, mẹ là Mẹ Việt Nam Anh hung”.

Đăng Huỳnh (Nguồn: Báo Cần Thơ)

Các tin khác

  • Ông Nguyễn Minh Tuấn, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ NỖ LỰC XÂY DỰNG ĐÔ THỊ CẦN THƠ VĂN MINH, HIỆN ĐẠI VÀ HỘI NHẬP (23/06/2024)
  • CHUNG TAY XÂY DỰNG KHU DÂN CƯ KIỂU MẪU (23/06/2024)
  • ĐỌC SÁCH NGÀY HÈ (23/06/2024)
  • AN KHÁNH NÂNG CHẤT KHU DÂN CƯ KIỂU MẪU (23/06/2024)
  • LÃO NÔNG ĐAM MÊ TẠO HÌNH TRÁI CÂY NGHỆ THUẬT (23/06/2024)
  • NHÓM THIỆN NGUYỆN HOA SEN CẦN THƠ TẶNG QUÀ NGƯỜI KHÓ KHĂN (04/06/2024)
  • SỐNG ĐẸP! (04/06/2024)
  • THƯ VIỆN SẺ CHIA (04/06/2024)
  • VÌ NHỮNG SUẤT ĂN NO DẠ, ẤM LÒNG (23/05/2024)
  • TẤM LÒNG CỦA CHỊ PHAN THỊ KIM NGÂN (20/05/2024)
  • Trang đầu 12345678910 Trang cuối
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar