start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở

THƯ VIỆN SẺ CHIA

04/06/2024 02:21
Màu chữ Cỡ chữ

Ở quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ, có một không gian đọc sách rất thú vị, mang ý nghĩa sẻ chia, lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng. Ở đó, ai cần đến đọc, ai có sách cũ thì cùng góp vào kệ.

Từ trung tâm thành phố Cần Thơ, đi theo quốc lộ 91, qua khỏi trụ sở Ủy ban nhân dân quận Thốt Nốt, gần tới chân cầu Thốt Nốt, không qua cầu mà rẽ trái, chạy chừng 100m sẽ tới bờ kè, rẽ trái chừng 200m nữa là đến homestay và cà phê Barnana. Barnana thuộc khu vực Phụng Thạnh 2, phường Trung Kiên, quận Thốt Nốt. Không gian nơi đây được trang trí theo lối cổ điển, tối giản, hướng mặt về phía sông, tạo cảm giác mát mẻ, gần gũi với thiên nhiên. Ấn tượng khi đặt chân đến nơi này là cả một tầng trệt dành riêng cho sách. Những quyển sách được xếp lên kệ ngay hàng thẳng lối, chia theo chủ đề, thể loại rõ ràng như văn học nước ngoài, văn học Việt Nam, triết học, tâm lý học, kiến trúc, truyện tranh… Hàng ngàn quyển sách được trưng bày trang trọng cho thấy chúng được chủ nhân và cả độc giả trân trọng, nâng niu đến thế nào.

Chị Trần Thanh Thảo, đại diện homestay và cà phê Barnana, cho biết: Không gian này do chị và bạn cùng đầu tư thực hiện và cũng là nhà của chú Phạm Văn Toàn (thường gọi là chú Ba Thạnh). Ý định của ê-kíp thực hiện là xây dựng không gian nghỉ ngơi cho du khách theo hướng trở về với thiên nhiên theo kiểu “tự do, tự lo”. Và không gian sách cũng nằm trong ý tưởng đó, được thực hiện cách đây hơn 2 năm. Khi chia sẻ về ý định này, chị Thảo nhận được sự ủng hộ từ các bạn, mọi người góp sách để làm nên không gian mà chị gọi là “thư viện miễn phí”.

Thư viện miễn phí tại Barnana. Ảnh: Duy Khôi

Lý giải về tên gọi này, chị Thảo nói rằng, đây là không gian mở, bất kỳ ai muốn đọc sách đều có thể đến đây, mà không cần uống nước hay sử dụng dịch vụ tại Barnana. Với những quyển sách đọc chưa xong, hoặc cần tra tìm, nghiên cứu sâu, bạn đọc có thể mượn về nhà để đọc, đúng như hoạt động của một thư viện chuyên nghiệp. Điểm hay của thư viện này là kêu gọi những ai có sách cũ có thể góp vào thư viện để phục vụ bạn đọc nhiều hơn, phong phú hơn. Cũng nhờ cách làm này mà sách ở thư viện miễn phí ngày càng nhiều. Anh Nguyễn Thanh Tú, một độc giả tại Barnana cho biết: “Chiều chiều, khi rảnh rỗi, tôi thường đến đây đọc sách. Không gian yên tĩnh, mát mẻ, nhiều quyển sách hay, bổ ích nên nhiều bạn trẻ chọn lựa”.

Cô Huỳnh Thị Bích Phượng, vợ chú Ba Thạnh, kể rằng, ngay khi nghe các con, cháu trình bày ý định thực hiện thư viện miễn phí, cô chú đồng ý ngay vì thấy ý nghĩa. Thư viện này giúp phát triển phong trào đọc sách, nhất là giúp học sinh có hoàn cảnh khó khăn có thể đến đọc sách, truyện tranh miễn phí. Từ khi hoạt động đến nay, thư viện miễn phí tại Barnana trở thành điểm đến của nhiều học sinh và bà con. Nhất là vào giờ tan học, nhiều học sinh ghé lại để tìm sách đọc, mượn sách về, hoặc trao đổi bài vở… “Nhìn những hình ảnh đó, cô chú và các bạn ở Barnana vui lắm”, cô Phượng kể. Ngoài ra, nhiều du khách nước ngoài chọn Barnana sử dụng dịch vụ homestay cũng rất thích thú với không gian thư viện này. Do đó, tại nơi nghỉ của khách, Barnana còn bố trí những kệ sách nhỏ, luân phiên chọn đặt những quyển sách về lịch sử, văn hóa Việt Nam, vùng đất và con người Nam Bộ, Cần Thơ…

Trong Đề án Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, một trong những giải pháp phát triển văn hóa đọc chính là vai trò của đẩy mạnh xã hội hóa trong hoạt động thư viện. Đây là một trong những giải pháp hiệu quả hỗ trợ hệ thống thư viện công cộng, góp phần phát triển đa dạng nguồn tài liệu, phương thức phục vụ. Tại thành phố Cần Thơ, bên cạnh hệ thống thư viện công cộng, dù chưa hình thành thư viện tư nhân nhưng đã có nhiều hình thức, mô hình khuyến đọc ra đời như cà phê sách, câu lạc bộ đọc sách... Không gian thư viện miễn phí ở homestay và coffee Barnana là mô hình hay, cần được nhân rộng ở các khu, điểm du lịch trên địa bàn thành phố. Từ đó, hành trình “Sách đi tìm người đọc” sẽ có sự đồng hành, chung sức của nhiều đơn vị, cá nhân.

Đăng Huỳnh (Nguồn: Báo Cần Thơ)

Các tin khác

  • Ông Nguyễn Minh Tuấn, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ NỖ LỰC XÂY DỰNG ĐÔ THỊ CẦN THƠ VĂN MINH, HIỆN ĐẠI VÀ HỘI NHẬP (23/06/2024)
  • CHUNG TAY XÂY DỰNG KHU DÂN CƯ KIỂU MẪU (23/06/2024)
  • ĐỌC SÁCH NGÀY HÈ (23/06/2024)
  • AN KHÁNH NÂNG CHẤT KHU DÂN CƯ KIỂU MẪU (23/06/2024)
  • LÃO NÔNG ĐAM MÊ TẠO HÌNH TRÁI CÂY NGHỆ THUẬT (23/06/2024)
  • NHÓM THIỆN NGUYỆN HOA SEN CẦN THƠ TẶNG QUÀ NGƯỜI KHÓ KHĂN (04/06/2024)
  • SỐNG ĐẸP! (04/06/2024)
  • VÌ NHỮNG SUẤT ĂN NO DẠ, ẤM LÒNG (23/05/2024)
  • TẤM LÒNG CỦA CHỊ PHAN THỊ KIM NGÂN (20/05/2024)
  • TUỔI TRẺ PHƯỜNG CÁI KHẾ LAN TỎA HOẠT ĐỘNG VÌ CỘNG ĐỒNG (20/05/2024)
  • Trang đầu 12345678910 Trang cuối
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar