start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
Văn hóa

Đề án phát triển văn hóa thành phố Cần Thơ giai đoạn 2021 - 2030

12/07/2022 10:14
Màu chữ Cỡ chữ

Ngày 28/12/2021, Thành ủy Cần Thơ đã phê duyệt Đề án số 07-ĐA/TU về phát triển văn hóa thành phố Cần Thơ giai đoạn 2021 – 2030. Theo đó, Đề án phát triển văn hóa thành phố được ban hành nhằm tiếp tục quán triệt thực hiện nghiêm túc các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về văn hóa, nhất là các mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI), Kết luận số 76-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW.

Đề án phát triển văn hóa thành phố đặt ra mục tiêu chung là “Nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố và các tổ chức chính trị - xã hội về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển văn hóa, tạo sự thống nhất trong tư tưởng, hành động và quyết tâm thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ phát triển văn hóa của thành phố. Tập trung xây dựng và phát triển văn hóa, con người Cần Thơ phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học; tạo cơ sở, nền tảng tinh thần vững chắc cho xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững của thành phố”. Đồng thời, xác định một số mục tiêu cụ thể đến năm 2030, như: Trên 70% người dân tham gia vào các hoạt động văn hóa, thể thao; Trên 85% hộ gia đình giữ vững và được công nhận “Gia đình văn hóa” 03 năm liên tục trở lên; 85% ấp, khu vực được công nhận “Ấp văn hóa”, “Khu vực văn hóa”  06 năm liên tục trở lên; 85% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được công nhận “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” 05 năm liên tục trở lên; Tổng vốn sách của hệ thống thư viện công cộng thành phố Cần Thơ  đạt tỷ lệ 0,6 bản sách/người dân.
Bên cạnh đó, Đề án đề ra 11 nhóm nhiệm vụ và giải pháp chính để thực hiện hiệu quả Đề án, gồm:
- Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, góp phần nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của văn hóa đối với sự phát triển của thành phố.
- Chú trọng xây dựng người Cần Thơ phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của thành phố.
- Đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả các phong trào, cuộc vận động về văn hóa, góp phần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh.
- Nâng chất hệ thống thiết chế văn hóa trên địa bàn thành phố.
- Đẩy mạnh nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
- Tăng cường xây dựng văn hóa chính trị và văn hóa kinh tế.
- Chú trọng phát triển công nghiệp văn hóa đi đôi với xây dựng, hoàn thiện thị trường văn hóa.
- Tăng cường bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan.
- Chủ động hội nhập, tăng cường giao lưu, hợp tác quốc tế về văn hóa.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về văn hóa; kiểm soát hiệu quả thông tin xấu, độc trên mạng internet.
- Xây dựng, phát triển nguồn nhân lực làm công tác văn hóa.
Trong những năm qua, Đảng bộ thành phố tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển  văn hóa; nhiều hoạt động văn hóa được tổ chức sôi nổi, thiết thực, đáp ứng tốt nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn thành phố; các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc được bảo tồn và phát huy; sản phẩm văn hóa, nghệ thuật ngày càng phong phú, đa dạng; các phong trào hoạt động văn hóa quần chúng đạt được nhiều kết quả thiết thực. Công tác quản lý nhà nước về văn hóa tiếp tục được tăng cường; đội ngũ làm công tác văn hóa từng bước trưởng thành, phát huy được khả năng sáng tạo, giao lưu văn hóa, văn nghệ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
Tuy nhiên, phát triển văn hóa thành phố hiện nay còn một số hạn chế  cần được quan tâm: sự đầu tư, phát triển văn hóa từng lúc, từng nơi chưa tương xứng với sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong thời đại công nghệ số; hệ thống thiết chế văn hóa một số nơi bị xuống cấp, các hoạt động dịch vụ văn hóa còn ít, nhất là ở vùng nông thôn; việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể tuy được quan tâm nhưng chưa gắn kết chặt chẽ với phát triển du lịch; những biểu hiện văn hóa ngoại lai, thiếu lành mạnh còn xảy ra, làm ảnh hưởng đến đạo đức, lối sống của một bộ phận người dân, nhất là trong giới trẻ.
Do đó, Đề án phát triển văn hóa giai đoạn 2021 – 2030 được ban hành là cơ sở vững chắc, nhằm khắc phục những hạn chế trong phát triển văn hóa của thành phố thời gian qua; đồng thời, tiếp tục định hướng xây dựng và phát triển văn hóa của thành phố phù hợp trong giai đoạn mới, góp phần xây dựng người Cần Thơ “Trí tuệ - năng động - nhân ái - hào hiệp - thanh lịch”, để văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, gắn với sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

Phòng Quản lý Văn hóa và Gia đình

Các tin khác

start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar