start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
Di sản văn hóa

BƯỚC NGOẶT MỚI CỦA DI TÍCH QUỐC GIA HIỆP THIÊN CUNG

04/05/2024 04:36
Màu chữ Cỡ chữ

Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia Hiệp Thiên Cung (phường Lê Bình, quận Cái Răng) đang được trùng tu, tôn tạo từ nguồn kinh phí xã hội hóa. Đây là bước ngoặt mới của cổ miếu, sau gần 170 năm kiến lập.

Lễ khởi công công trình trùng tu, tôn tạo Hiệp Thiên Cung vừa được tổ chức trang trọng, với sự tham gia đông đảo người dân và quan khách gần xa. Ông Đỗ Khén, Phó Ban Quản trị Hiệp Thiên Cung, cho biết: Trải qua gần 170 năm kiến lập, Hiệp Thiên Cung vẫn giữ được nét kiến trúc truyền thống, những tác phẩm nghệ thuật đặc trưng và các lễ hội theo nghi thức cổ truyền của dân tộc Hoa. Ngoài chức năng là cơ sở tín ngưỡng, Hiệp Thiên Cung còn được xem như một trung tâm bảo tồn các giá trị văn hóa, nghệ thuật truyền thống của người Hoa tại địa phương. Bên cạnh đó, Hiệp Thiên Cung còn là điểm tham quan hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Với những giá trị kiến trúc, văn hóa độc đáo, Hiệp Thiên Cung được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia vào tháng 4-2017.

Ban Quản trị Hiệp Thiên Cung và các đại biểu, bà con tại lễ khởi công công trình.

Ông Đỗ Khén cũng thông tin, công trình đã trải qua thời gian dài chưa được tu bổ, tôn tạo nên nhiều hạng mục đã xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng đến độ an toàn và kết cấu di tích. Sau khi thực hiện các thủ tục theo đúng quy định của pháp luật về quản lý di sản văn hóa, Ban Quản trị đã tiến hành công trình trùng tu, tôn tạo, với kinh phí dự kiến ban đầu khoảng 6 tỉ đồng, từ nguồn xã hội hóa. Công trình gồm các hạng mục tu bổ Chính điện, Đại sảnh, Đông lang, Tây lang và các hạng mục phụ trợ khác, thi công trong khoảng 8 tháng.

Ngày khởi công công trình nhiều bà con vui vẻ chia sẻ rằng ngay khi biết Ban Quản trị Hiệp Thiên Cung sẽ tiến hành trùng tu, tôn tạo di tích, bà con đã sẵn lòng, tùy theo khả năng, chung tay đóng góp cho công trình. Nhiều ban, hội người Hoa khu vực Nam Bộ và các nhà hảo tâm cũng hỗ trợ cho công trình. Nhờ đó mà di tích được tu bổ, tôn tạo đúng theo kế hoạch.

Ông Đỗ Khén cho biết thêm, trong thời gian thi công công trình, Ban Quản trị sẽ tiến hành dời các ban thờ trong cổ miếu ra nơi thuận tiện, trang trọng để phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của bà con. Các nghi lễ thường kỳ cũng sẽ được duy trì tổ chức theo cổ lệ.

x x x

Di tích kiến trúc nghệ thuật Hiệp Thiên Cung được xây dựng vào năm 1856, đến năm 1904 được tu bổ lại như ngày nay. Cổ miếu có diện tích 567,8m², kiến trúc hình chữ “Quốc”, gồm bốn dãy nhà khép kín vuông góc nhau. Sân trước của Hiệp Thiên Cung lót gạch tàu, giữa có cột cờ cao gần 10m bằng gỗ và bàn thờ Ông Thiên. Hệ thống mái lợp ngói ống, chia làm cụm, cấp, có trang trí các tượng “Tứ Đại Thiên Vương”, “Lưỡng long tranh châu” bằng gốm.

Cổ miếu có 3 cửa, cửa chính ở giữa có treo nghi môn bằng gốm hình Thuyền bát nhã. Tiền điện, sân thiên tĩnh, Chính điện của Hiệp Thiên Cung được xây dựng theo phong cách kiến trúc dân tộc Hoa. Ngoài ra, Hiệp Thiên Cung còn thể hiện giá trị kiến trúc nghệ thuật bằng hệ thống kèo, cột, hoành phi, liễn đối, với các đồ án trang trí độc đáo. Hai bên Chính điện có hành lang khá rộng tạo thành lối đi và cũng là khoảng không gian nối tiếp với Đông lang và Tây lang được sử dụng làm nơi hội họp, tiếp khách và sinh hoạt của Ban Quản trị.

Hiệp Thiên Cung thờ Quan Công, Thiên Hậu Thánh Mẫu, Thổ Thần và các vị tiền nhân có công xây dựng, gìn giữ, tôn tạo… Hằng năm, Hiệp Thiên Cung diễn ra các kỳ cúng lễ như Tết Nguyên Đán, Tết Nguyên Tiêu, Lễ vía Thiên Hậu Thánh Mẫu (ngày 23-3 âm lịch), Lễ vía Quan Thánh Đế (13-5 Âm lịch), Lễ Vu Lan và Lễ Bửu Điện Trùng Quang (ngày 11-11 âm lịch).

x x x

Công trình tôn tạo, tu bổ Di tích quốc gia Hiệp Thiên Cung không chỉ là bước ngoặt mới trong lịch sử của ngôi cổ miếu mà còn cho thấy nỗ lực xã hội hóa trong bảo tồn di sản. Sự chung tay này giúp di sản Cần Thơ được bảo tồn và phát huy giá trị trong bối cảnh hội nhập hiện nay.

Bài, ảnh: Duy Khôi (Nguồn: Báo Cần Thơ)

Các tin khác

  • NGƯỜI TRUYỀN LỬA ĐỜN CA TÀI TỬ (11/04/2024)
  • HỌC CÁCH ĂN TẾT CỦA ÔNG BÀ (31/01/2024)
  • SỨC LAN TỎA TỪ MỘT CUỘC THI SÁNG TÁC CỔ NHẠC (08/12/2023)
  • Kỷ niệm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23-11) Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ở thành phố Cần Thơ (08/12/2023)
  • GÌN GIỮ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ NGHỀ BÁNH TRÁNG THUẬN HƯNG (24/11/2023)
  • ƯƠM MẦM NHỮNG GIỌNG CA NHÍ CHO ĐỜN CA TÀI TỬ (22/11/2023)
  • THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH SỐ HÓA DI SẢN VĂN HÓA THÀNH PHỐ CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2023 - 2030 (27/09/2023)
  • ĐIỀU CHỈNH VÀ XÁC ĐỊNH ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP XÃ HÌNH THÀNH SAU SẮP XẾP CÓ DI TÍCH ĐƯỢC CÔNG NHẬN (21/08/2023)
  • BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH (19/05/2023)
  • DẤU ẤN ĐỜN CA TÀI TỬ NINH KIỀU (10/05/2023)
  • Trang đầu 12345 Trang cuối
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar