start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
Di sản văn hóa

HỌC CÁCH ĂN TẾT CỦA ÔNG BÀ

31/01/2024 07:07
Màu chữ Cỡ chữ

Mấy ngày này, Bảo tàng thành phố Cần Thơ thu hút rất đông các đoàn học sinh trong và ngoài thành phố đến tham quan, trải nghiệm chương trình “Sắc xuân miệt vườn”. Các em không chỉ vui chơi mà còn được học cách ăn Tết của ông bà xưa.

Chị Nguyễn Thị Hoàng Oanh, cán bộ Bảo tàng thành phố Cần Thơ, thuyết minh về cách gói bánh tét, dấu ấn của bánh tét trong ngày Tết ở Nam Bộ. Cạnh bên, cô nghệ nhân gói bánh tét, nứt dây điệu nghệ. Nhóm học sinh THCS ngồi nghe, nhìn không chớp mắt. Các em say sưa theo từng động tác và mạnh dạn xin làm thử. Nhiều em nói rằng, bánh tét không lạ nhưng nhìn hình ảnh người bà ngồi chiếu gói bánh tét như vầy thì đây là lần đầu. Cảnh tượng mà các em chỉ được xem trên tivi, qua những thước phim tái hiện.

Học sinh trải nghiệm, xem nghệ nhân gói bánh tét. Ảnh: Duy Khôi

Gần bên đó, một nhóm học sinh nhìn cách cụ La Văn Mới, tự Năm Mới, trưng bày chưng kết trái cây ngày Tết. Đó là hình ảnh con rồng, linh vật năm Giáp Thìn, được tạo nên từ cây nhà lá vườn, đầy sống động; là mâm ngũ quả sung túc, đủ đầy; là bình bông ngày Tết với vài nhánh trường sinh, vài cành vạn thọ, một nhánh mai vàng... Cụ Năm Mới hiền từ diễn giải cho các cháu về ý nghĩa mâm ngũ quả, về con rồng, nhất là tại sao phải chăm chút bàn thờ gia tiên ngày Tết. “Tại vì người Việt Nam mình trọng đạo nghĩa, ông bà ta luôn dạy con cháu phải thảo kính với ông bà, tổ tiên, uống nước nhớ nguồn”, cụ Năm Mới nói với các em nhỏ.

Lạ hơn nữa với các em học sinh chắc có lẽ hình ảnh quết bánh phồng và tráng bánh tráng ăn Tết. Khi thuyết minh viên giới thiệu rằng, đây là hai món ăn quen thuộc của người Nam Bộ trên bàn tiệc ngày Tết hồi trước, nhiều em học sinh khá ngỡ ngàng. Mới hay, hồi xưa, cứ vào giáp Tết là nhiều địa phương ở Nam Bộ, bà con lại quết bánh phồng, tráng bánh tráng ăn Tết. Tiếng quết bánh phồng thình thịch vang vọng đêm xuân, bếp lò tráng bánh khói tỏa... Ấy là cảnh xuân, vật Tết, ấy là lúc người Nam Bộ chuẩn bị ăn Tết. Tết Nam Bộ đã có nhiều thay đổi qua thời gian, nên những chương trình này thêm ý nghĩa. “Sắc xuân miệt vườn” khơi gợi ký ức cho người lớn tuổi và là bài học trải nghiệm đáng quý cho các em nhỏ. Học cách ăn Tết của ông bà để sau này các em lớn lên, sẽ hiểu và thêm quý giá trị văn hóa truyền thống ngày Tết.

Ở góc nhìn rộng hơn, chương trình “Sắc xuân miệt vườn” đã mang đến cho các em nhỏ những trải nghiệm về các di sản văn hóa phi vật thể đặc trưng ở Nam Bộ. Đó là những món ăn, những phong tục dân dã, lâu đời, như cảnh múa lân ngày Tết, rồi ông đồ cho chữ, cảnh các bà, các mẹ nướng bánh bông lan, làm mứt dừa... Đó còn là hoạt động múa rối nước hay biểu diễn nghệ thuật đặc trưng của cộng đồng các dân tộc ở đồng bằng sông Cửu Long.

Theo Bảo tàng thành phố Cần Thơ, trong chương trình “Sắc xuân miệt vườn” lần này, ngoài xem các nghệ nhân trình diễn các loại hình di sản văn hóa, điểm nhấn còn là các hoạt động giao lưu trải nghiệm. Ban tổ chức đã dành riêng một không gian cho khu trải nghiệm, với lịch trình cụ thể để khách tham quan đăng ký tham gia giao lưu văn nghệ và trải nghiệm với nghệ nhân qua các hoạt động như: “Giao lưu cùng nghệ nhân”, “Tham gia trò chơi dân gian”, “Tập làm nghệ nhân”... Nhất là các em nhỏ, có thể tự tay mình tạo ra một chiếc bánh, một viên kẹo, mứt hay thử tài với các nghề thủ công truyền thống. Đáng phấn khởi là trong suốt những ngày diễn ra chương trình “Sắc xuân miệt vườn”, rất đông các trường học đã đăng ký cho học sinh trải nghiệm, tạo được sức lan tỏa.

Ông Nguyễn Minh Tuấn, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ, chia sẻ rằng, chương trình “Sắc Xuân miệt vườn” là hoạt động không chỉ gợi nhớ về những ký ức Tết cổ truyền của dân tộc trong mỗi dịp Tết đến Xuân về, mà còn góp phần giới thiệu, bảo tồn và phát huy các loại hình di sản văn hóa ở địa phương. Đây cũng là dịp để các nghệ nhân gặp gỡ giao lưu với khách tham quan.

Đăng Huỳnh (Nguồn: Báo Cần Thơ)

Các tin khác

  • BƯỚC NGOẶT MỚI CỦA DI TÍCH QUỐC GIA HIỆP THIÊN CUNG (04/05/2024)
  • NGƯỜI TRUYỀN LỬA ĐỜN CA TÀI TỬ (11/04/2024)
  • SỨC LAN TỎA TỪ MỘT CUỘC THI SÁNG TÁC CỔ NHẠC (08/12/2023)
  • Kỷ niệm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23-11) Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ở thành phố Cần Thơ (08/12/2023)
  • GÌN GIỮ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ NGHỀ BÁNH TRÁNG THUẬN HƯNG (24/11/2023)
  • ƯƠM MẦM NHỮNG GIỌNG CA NHÍ CHO ĐỜN CA TÀI TỬ (22/11/2023)
  • THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH SỐ HÓA DI SẢN VĂN HÓA THÀNH PHỐ CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2023 - 2030 (27/09/2023)
  • ĐIỀU CHỈNH VÀ XÁC ĐỊNH ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP XÃ HÌNH THÀNH SAU SẮP XẾP CÓ DI TÍCH ĐƯỢC CÔNG NHẬN (21/08/2023)
  • BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH (19/05/2023)
  • DẤU ẤN ĐỜN CA TÀI TỬ NINH KIỀU (10/05/2023)
  • Trang đầu 12345 Trang cuối
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar