start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
Di sản văn hóa

GÌN GIỮ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ NGHỀ BÁNH TRÁNG THUẬN HƯNG

24/11/2023 04:28
Màu chữ Cỡ chữ

Quận Thốt Nốt là địa phương có nhiều di sản văn hóa, trong đó nghề làm bánh tráng ở Thuận Hưng là một nghề thủ công truyền thống có lịch sử hình thành và phát triển hơn trăm năm, được bao thế hệ các gia đình tiếp nối nhau cùng gìn giữ lửa nghề truyền thống. Năm 2023, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh đưa nghề thủ công truyền thống Nghề làm bánh tráng Thuận Hưng (phường Thuận Hưng, quận Thốt Nốt, TP. Cần Thơ) vào Danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Một trong những nghệ nhân tham gia gìn giữ, bảo vệ di sản của địa phương có chị Văn Thi Thơ, hiện đang sinh sống và thực hành nghề làm bánh tráng tại tổ 10, khu vực Tân Phú, phường Thuận Hưng, quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ. 

Từ 03 giờ, sáng gia đình chị Thơ cũng như nhiều gia đình ở làng nghề bánh tráng Thuận Hưng đã tất bật chuẩn bị nguyên liệu tráng bánh cho ngày mới. Tùy theo từng loại bánh như: bánh tráng dừa, bánh ngọt, bánh tráng trắng, chị sẽ chuẩn bị đường, mè, bột gạo, muối, nước cốt dừa… Các nguyên liệu này có sẵn ở địa phương, mang hương vị của vùng quê Thuận Hưng.

Chị Thơ đang thực hiện công đoạn phơi bánh tráng.

Gia đình chị Thơ có 04 thành viên, đã làm nghề bánh tráng nhiều năm, đến 2019, chị là người kế thừa, giữ lửa nghề cho gia đình. Theo chia sẻ của chị, để học được nghề làm bánh tráng cũng không hề đơn giản, trước tiên phải học cách pha chế bột, sau đó là tráng bánh rồi phơi bánh. Kinh nghiệm làm nên những chiếc bánh thơm ngon chính là ở khâu pha chế bột. Mỗi người, mỗi nhà có bí quyết riêng trong khâu phối bột, kết hợp các nguyên liệu để tạo nên chiếc bánh thơm ngon đặc trưng của từng lò. Công đoạn tráng bánh là công đoạn khó nhất, người tráng bánh phải khéo léo và quen tay thì miếng bánh tráng thành phẩm mới tròn và độ mỏng đều nhau. Cuối cùng, công đoạn phơi bánh đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận, canh thời gian để bánh khô vừa. Bánh phơi đạt tiêu chuẩn là khi cầm lên tay thấy mịn, không có lỗ khí lồi lõm…

Để mở rộng và có thêm nguồn vốn để duy trì phát triển nghề, được sự hỗ trợ của Ngân hàng Chính sách xã hội quận, chị Thơ đã vay 100.000.000đ để trang bị thêm cơ sở vật chất, một số loại máy móc và thực hiện in sản phẩm trên bao bì để bảo quản tốt hơn và đưa thương hiệu, sản phẩm tới khách hàng giúp quảng bá bánh tráng Thuận Hưng đi xa hơn. Bánh tráng gia đình chị Thơ đã cùng Phòng Văn hóa - Thông tin quận Thốt Nốt tham gia quảng bá nghề bánh tráng tại các Lễ hội Vườn trái cây Tân Lộc, Ngày hội du lịch “Văn hóa chợ nổi Cái Răng”, Ngày hội du lịch sinh thái Phong Điền …

Với chị Thơ nói riêng, người dân ở Thuận Hưng nói chung, làm bánh tráng không chỉ là là nghề mưu sinh mà còn là trách nhiệm của người dân nơi đây phải làm sao giữ được hương vị đặc trưng riêng và gìn giữ nghề thủ công truyền thống của quê hương Thuận Hưng. Không chỉ là một ngành nghề mà làng nghề bánh tráng Thuận Hưng còn trở thành điểm du lịch ấn tượng với du khách từ khắp mọi nơi. Đến với làng nghề, du khách không chỉ được chị Thơ và các nghệ nhân ở làng nghề trình diễn tráng bánh, hướng dẫn thực hành các công đoạn làm bánh, được thưởng thức của những chiếc bánh thơm ngon mà còn ngắm phong cảnh làng quê thanh bình với những dãy bánh màu trắng trải dài, hòa với những hàng cây hai bên đường, tạo nên bức tranh thôn quê tuyệt đẹp.  

Kết tinh từ vị đất và nước của quê hương và thành quả lao động, sáng tạo của những người dân nơi đây đã cho ra lò những cái bánh tráng thơm ngon mang đậm giá trị văn hóa dân gian truyền thống góp phần tạo nên nét đặc trưng trong văn hóa ẩm thực của phường Thuận Hưng.

Nhờ cải tiến sản phẩm từ mẫu mã đến chất lượng nhưng vẫn giữ được hương vị truyền thống riêng có của quê hương và tích cực tham gia xúc tiến thương mại, bánh tráng Thuận Hưng nói chung, bánh tráng Út Thơ nói riêng ngày càng vươn xa, có mặt ở nhiều tỉnh, thành, thậm chí được khách mua làm quà tặng cho bạn bè ở nước ngoài, góp phần vào sự phát triển kinh tế địa phương và gìn giữ, phát triển di sản của quốc gia. 

Bài, ảnh: Nguyễn Phương Nhi

Các tin khác

  • BƯỚC NGOẶT MỚI CỦA DI TÍCH QUỐC GIA HIỆP THIÊN CUNG (04/05/2024)
  • NGƯỜI TRUYỀN LỬA ĐỜN CA TÀI TỬ (11/04/2024)
  • HỌC CÁCH ĂN TẾT CỦA ÔNG BÀ (31/01/2024)
  • SỨC LAN TỎA TỪ MỘT CUỘC THI SÁNG TÁC CỔ NHẠC (08/12/2023)
  • Kỷ niệm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23-11) Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ở thành phố Cần Thơ (08/12/2023)
  • ƯƠM MẦM NHỮNG GIỌNG CA NHÍ CHO ĐỜN CA TÀI TỬ (22/11/2023)
  • THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH SỐ HÓA DI SẢN VĂN HÓA THÀNH PHỐ CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2023 - 2030 (27/09/2023)
  • ĐIỀU CHỈNH VÀ XÁC ĐỊNH ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP XÃ HÌNH THÀNH SAU SẮP XẾP CÓ DI TÍCH ĐƯỢC CÔNG NHẬN (21/08/2023)
  • BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH (19/05/2023)
  • DẤU ẤN ĐỜN CA TÀI TỬ NINH KIỀU (10/05/2023)
  • Trang đầu 12345 Trang cuối
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar