start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
Di sản văn hóa

3 THẾ HỆ CÙNG GIỮ NGHỀ QUÊ HƯƠNG

16/01/2023 02:08
Màu chữ Cỡ chữ

Ở Làng nghề bánh tráng Thuận Hưng (phường Thuận Hưng, quận Thốt), nhiều người nhắc đến gia đình bà Hà Thị Sáu không chỉ vì quy mô sản xuất lớn, chất lượng bánh ngon, mà còn vì tâm huyết giữ nghề của 3 thế hệ trong gia đình. Những người phụ nữ tần tảo sớm hôm bên chiếc bánh quê đã góp phần bảo tồn và phát triển làng nghề trăm năm.

Những ngày cuối năm, nhà cô Sáu bắt đầu ngày mới từ lúc mới 3 giờ sáng và kết thúc tận 9 - 10 giờ tối. Quần quật cả ngày, lò bánh tráng Cô Sáu dù mướn thêm 6 - 7 nhân công phụ việc phơi bánh nhưng ai cũng bận bịu, tất bật. Ngày thường, mỗi ngày Lò bánh tráng Cô Sáu cho ra đời khoảng 10.000 chiếc bánh tráng (1 muôn), nhưng vụ Tết, số lượng tăng lên 1 muôn rưỡi. Cô Sáu cho biết, lò bánh của cô sản xuất hai loại bánh tráng là bánh tráng ngọt ăn liền và bánh tráng dừa mè dùng để nướng. Dù giá năm nay không tăng nhưng thị trường tiêu thụ nhiều nên cô Sáu làm bánh không đủ bán, chuyện làm ăn vì vậy cũng hanh thông hơn trong vụ Tết.

Cô Sáu đang phơi bánh. Ảnh: Duy Khôi

Cô Sáu kể, cô có thâm niên khoảng 40 năm làm nghề tráng bánh tráng và hiện gia đình cô có 3 thế hệ đang làm nghề. Những năm gần đây, cô Sáu đầu tư máy tráng bánh nên năng suất bánh làm ra nhiều hơn so với tráng bánh thủ công. “Dù tráng máy hay tráng tay thì khâu pha bột vẫn là yếu tố quyết định độ ngon của bánh. Cô làm theo tiêu chí “làm cho nhà ăn” nên bánh phải ngon, sạch mới được”, cô Sáu chia sẻ. Quả vậy, bánh tráng cô Sáu lâu nay đã được nhiều người biết đến và từng đoạt Huy chương Vàng quốc gia Liên hoan Bánh dân gian Nam Bộ do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức. Nói về điều này, cô Sáu khiêm tốn nói rằng, đó là nhờ cô học hỏi từ bà con trong làng nghề, nhất là má cô và những người thân đi trước.

Má cô Sáu là cụ Đỗ Thị Đượm, năm nay đã 88 tuổi, vẫn minh mẫn, khỏe mạnh. Cụ Đượm vẫn phụ giúp lò bánh trong chuyện đươn liếp bánh, gỡ bánh, phân chục bánh cho vô bọc... Cụ kể, nghề tráng bánh tráng có ở Thuận Hưng không biết có tự lúc nào, nhưng ai cũng nói đã có chừng 200 năm qua. Riêng gia đình cụ Đượm không phải quê gốc ở Thuận Hưng, về đây lập nghiệp chừng hơn nửa thế kỷ. Lúc đó nghèo khó, không có đất đai nhiều, may nhờ người bà con dạy nghề làm bánh tráng, nên cuộc sống dần ổn định và gắn bó đến nay. Cụ Đượm, cô Sáu đã tỉ mẫn làm nghề, vừa làm vừa học và mở rộng quy mô sản xuất. Cơ ngơi cô Sáu có hiện nay chính là quả ngọt của những tấm lòng nhiệt huyết với nghề.

Nối nghiệp cô Sáu hiện nay có con gái là chị Đặng Thị Bích Tuyền. Chị Tuyền kể, từ nhỏ chị đã biết nghề tráng bánh của quê hương. Lớn lên giữa những liếp bánh tráng trắng ngần, giữa mùi nước cốt dừa béo ngậy tỏa lan, chị Tuyền ngày càng gắn bó với nghề. Năm lớp 7, chị Tuyền nghỉ học và theo mẹ học nghề, nay thì đã trở thành một thợ bánh chủ lực. Chị Tuyền kể: “Nghề này không làm việc nặng nhọc nhưng có việc làm hoài, từ sáng sớm tới tối mịt, phải kiên nhẫn, bền bỉ lắm mới theo được. Được cái dễ kiếm tiền, hễ có tráng bánh là có tiền, cuộc sống cũng thoải mái”.

Nghề bánh tráng Thuận Hưng hiện có gần 100 hộ đang làm nghề, hầu hết đều là những người cố cựu, tâm huyết giữ nghề. Gia đình cô Hà Thị Sáu là một điển hình trong số đó. Những ngày cuối năm về lại Thuận Hưng, vừa qua khỏi đình Thuận Hưng đã nghe thơm lừng mùi bánh tráng vừa tráng xong phơi mình trong nắng mới. Hình ảnh những liếp bánh tráng phơi đều tăm tắp dọc hai bên đường như tô điểm thêm nét đẹp của quê hương Thuận Hưng. Càng gần Tết, bà con càng tất bật để kịp có bánh bán, nhịp sống làng nghề càng hối hả, nhộn nhịp hơn.

Trải qua trăm năm, bánh tráng Thuận Hưng không chỉ là món ăn chơi mà còn là chỉ dẫn văn hóa cho một vùng đất. Ngành Văn hóa thành phố Cần Thơ đang tiến hành lập hồ sơ khoa học đề nghị Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa “Nghề làm bánh tráng ở Thuận Hưng, quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ” vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia.

Đăng Huỳnh (Nguồn: Báo Cần Thơ)

Các tin khác

  • GENZ “THEO ĐẾN TẬN CÙNG” ĐAM MÊ ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG (23/06/2024)
  • BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN DI SẢN LỄ HỘI KỲ YÊN ĐÌNH BÌNH THỦY (23/05/2024)
  • BƯỚC NGOẶT MỚI CỦA DI TÍCH QUỐC GIA HIỆP THIÊN CUNG (04/05/2024)
  • NGƯỜI TRUYỀN LỬA ĐỜN CA TÀI TỬ (11/04/2024)
  • HỌC CÁCH ĂN TẾT CỦA ÔNG BÀ (31/01/2024)
  • SỨC LAN TỎA TỪ MỘT CUỘC THI SÁNG TÁC CỔ NHẠC (08/12/2023)
  • Kỷ niệm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23-11) Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ở thành phố Cần Thơ (08/12/2023)
  • GÌN GIỮ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ NGHỀ BÁNH TRÁNG THUẬN HƯNG (24/11/2023)
  • ƯƠM MẦM NHỮNG GIỌNG CA NHÍ CHO ĐỜN CA TÀI TỬ (22/11/2023)
  • THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH SỐ HÓA DI SẢN VĂN HÓA THÀNH PHỐ CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2023 - 2030 (27/09/2023)
  • Trang đầu 12345 Trang cuối
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar