start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
Di sản văn hóa

NGỌT NGÀO CÂU HÁT DÂN CA

17/11/2022 10:11
Màu chữ Cỡ chữ

Liên hoan Dân ca Nam Bộ thành phố Cần Thơ năm 2022 vừa khép lại với những dấu ấn khó phai. Nhiều chương trình dự thi được đầu tư công phu, nhiều tiết mục đàn, hát dân ca ấn tượng... tất cả làm nên bản hòa điệu dân ca Nam Bộ ngọt ngào trên đất Cần Thơ.

Hò ơ.... Tới Cái Răng em nhớ vô Vàm Xáng/ Đã vô Vàm Xáng em ráng đến Phong Điền/ Trai xứ anh vừa lịch sự lại vừa hiền/ Em vô thăm một chuyến... hò ơi... muốn neo thuyền lại luôn...”. Câu hò đối đáp của đôi nam nữ nghệ nhân đến từ Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thanh (TTVHTT&TT) huyện Phong Điền đưa người xem đến với miệt vườn cây xanh trái ngọt. Để từ đây, những nét đẹp, hấp dẫn của du lịch Phong Điền được giới thiệu khéo léo trên nền đọc vè, lý chim quyên, lý đươn đệm... Tiết mục của huyện Phong Điền được sự ủng hộ nhiệt tình của khán giả. Cô Lý Minh Thu, du khách đến từ tỉnh Bình Phước, nói: “Nghệ nhân ca hay quá, lâu lắm rồi tôi mới được nghe lại những điệu lý này”.

Đơn vị TTVHTT&TT quận Cái Răng thì khéo léo giới thiệu hai Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của Cần Thơ là Hò Cần Thơ và Hát ru của người Việt ở Cần Thơ. Chọn những lời ru, câu hát ru xưa cũ, các nghệ nhân đã đưa người xem vào không gian hoài niệm của mấy mươi năm về trước với cảnh hò đối đáp trên sông nước hay cảnh các mẹ, các bà hát ru bên cánh võng.

Tiết mục thi diễn của đơn vị quận Cái Răng. Ảnh: Duy Khôi

Đó là 2 trong số 9 chương trình thi diễn của 9 quận, huyện tại liên hoan lần này. Khoảng 200 nghệ nhân, diễn viên, nhạc công đã thi diễn 47 tiết mục, gồm đơn ca, song ca, tam ca, hòa tấu... Bà Nguyễn Thị Ánh Lê, Giám đốc Trung tâm Văn hóa thành phố Cần Thơ, cho biết: “Liên hoan đã góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, nghệ thuật truyền thống; các chương trình đảm bảo chất lượng nghệ thuật”.

Từ liên hoan này đã xuất hiện nhiều điểm nhấn ấn tượng. Như ở quận Cái Răng, để bảo tồn các loại hình di sản văn hóa phi vật thể diễn xướng dân gian, TTVHTT&TT quận đã thành lập CLB Hò, Vè, Dân ca Nam Bộ. Ông Đặng Ngọc Nhẫn, Giám đốc TTVHTT&TT quận Cái Răng, cho biết: CLB sinh hoạt định kỳ 2 lần mỗi quý, trong đó chú trọng tập luyện các tiết mục mới, các điệu lý, câu hò, bài đồng dao, vè... để tham gia các hoạt động tại TTVHTT&TT quận và tham gia các liên hoan, hội thi, hội diễn. Hay ở lĩnh vực soạn lời mới cho làn điệu dân ca, những tác giả như Kiều Mỹ Dung, Huỳnh Vũ... để lại dấu ấn rõ nét.

Bà Nguyễn Thị Ánh Lê cho biết: Liên hoan năm nay không xuất hiện nhiều gương mặt mới, nhất là thể loại hát đơn ca. Có rất ít tiết mục hò được sử dụng, đa phần sử dụng các điệu lý quen thuộc, chưa khai thác được cái hay của Hò Cần Thơ và ít sử dụng những bài dân ca Cần Thơ. Nhiều tiết mục được viết lời mới cho các làn điệu dân ca nhưng còn cưỡng âm, khó hát. Nhiều cá nhân tham gia liên hoan có chất giọng hay, đẹp nhưng khi hát dân ca thì chưa thể hiện được độ tinh tế, bản sắc của thể loại này.

Ông Nguyễn Minh Tuấn, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, nhấn mạnh: Liên hoan là dịp đánh giá đúng thực chất về phong trào văn hóa, văn nghệ trên địa bàn thành phố. Đây cũng là cơ sở để ngành Văn hóa thành phố tìm giải pháp khả thi nhằm nâng cao chất lượng phong trào văn nghệ nói chung, bảo tồn và phát huy giá trị dân ca Nam Bộ nói riêng. Cũng từ mục đích này mà Ban Tổ chức, Ban Giám khảo đã đánh giá thật kỹ chất lượng của liên hoan để làm cơ sở rút kinh nghiệm và nâng chất hoạt động diễn xướng dân ca Nam Bộ thành phố Cần Thơ trong thời gian tới.

Hiện tại, ngoài nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại, Cần Thơ còn sở hữu 4 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là Hò Cần Thơ, Hát ru của người Việt ở Cần Thơ, Lễ hội Kỳ yên Đình Bình Thủy và Văn hóa Chợ nổi Cái Răng. Ngoài ra, Cần Thơ còn có kho tàng phong phú các loại hình diễn xướng dân gian, dân ca, với hàng trăm câu hò, điệu ru, nói vè, nói thơ... gắn liền với vùng đất. Đây là di sản văn hóa quý báu rất cần được phát huy và những hoạt động như Liên hoan Dân ca Nam Bộ chính là cách để mang dân ca đến gần với công chúng.

Đăng Huỳnh (Nguồn: Báo Cần Thơ)

Các tin khác

  • GENZ “THEO ĐẾN TẬN CÙNG” ĐAM MÊ ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG (23/06/2024)
  • BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN DI SẢN LỄ HỘI KỲ YÊN ĐÌNH BÌNH THỦY (23/05/2024)
  • BƯỚC NGOẶT MỚI CỦA DI TÍCH QUỐC GIA HIỆP THIÊN CUNG (04/05/2024)
  • NGƯỜI TRUYỀN LỬA ĐỜN CA TÀI TỬ (11/04/2024)
  • HỌC CÁCH ĂN TẾT CỦA ÔNG BÀ (31/01/2024)
  • SỨC LAN TỎA TỪ MỘT CUỘC THI SÁNG TÁC CỔ NHẠC (08/12/2023)
  • Kỷ niệm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23-11) Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ở thành phố Cần Thơ (08/12/2023)
  • GÌN GIỮ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ NGHỀ BÁNH TRÁNG THUẬN HƯNG (24/11/2023)
  • ƯƠM MẦM NHỮNG GIỌNG CA NHÍ CHO ĐỜN CA TÀI TỬ (22/11/2023)
  • THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH SỐ HÓA DI SẢN VĂN HÓA THÀNH PHỐ CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2023 - 2030 (27/09/2023)
  • Trang đầu 12345 Trang cuối
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar