start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
Di sản văn hóa

TÌNH YÊU BÁNH DÂN GIAN NAM BỘ

06/04/2023 04:52
Màu chữ Cỡ chữ

Căn nhà của đôi vợ chồng trẻ Trần Thị Lê Uyên và Võ Văn Thái Mỹ ở hẻm 216, đường Tầm Vu, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, ngày nào cũng thơm nức mùi bánh ngon. Trong mái ấm này, ngoài tình yêu son trẻ, Uyên - Mỹ còn có chung tình yêu với những chiếc bánh dân gian Nam Bộ.

Khởi nghiệp từ gian bếp

Lê Uyên sinh năm 1994, quê ở huyện Vĩnh Thạnh. Tốt nghiệp THPT, Uyên chọn học ngành Dược với mong muốn ra trường mở tiệm thuốc Tây, công việc “ở trong mát, nhẹ nhàng, phù hợp với con gái” - như lời ba mẹ cô thường nói. Vốn có tài vén khéo từ nhỏ, năm 2017, Uyên biết một người phụ nữ làm bánh khoai môn gân có tiếng ở Thốt Nốt nên theo học nghề. “Lúc đó, tôi chỉ thấy bánh ăn ngon thì học làm, chứ không nghĩ mình sẽ khởi nghiệp bằng nghề làm bánh như bây giờ”, Uyên cười.

Vậy nhưng, tình yêu bếp núc của Uyên ngày một lớn dần. Ngoài bánh khoai môn gân, Uyên làm thêm được nhiều loại bánh dân gian khác. Cô làm và đăng bán trên mạng xã hội, cho thu nhập kha khá, đủ trang trải chi phí học tập. Năm 2018, cô ra trường, cũng từng làm quản lý nhà thuốc nhưng rồi Uyên nghĩ mình phải thuộc về... những chiếc bánh. Lê Uyên bỏ nghề Dược, theo nghề làm bánh. Khoảng 4 năm qua, cô khởi nghiệp và ăn nên làm ra nhờ đam mê của mình.

Uyên nói vui: “Đâu phải chỉ mình tôi, ông xã tôi cũng bị tôi “dụ dỗ” và mê nghề làm bánh luôn”. Thái Mỹ vốn là kỹ thuật viên của một hãng xe ô tô. Nhưng khi quen Uyên, anh bị mê hoặc bởi những chiếc bánh đậm đà hương vị. Cưới xong, Thái Mỹ quyết định nghỉ việc, cùng vợ chuyên tâm khởi nghiệp từ gian bếp nhà mình. Công việc của anh là tạo hình các loại bánh, phụ vợ việc lặt vặt và lo việc vận chuyển, giao bánh cho khách. Thái Mỹ cho biết: “Nghề làm bánh này giúp vợ chồng tôi có thu nhập ổn định, có bước tiến xa hơn và quan trọng là mình làm chủ, chủ động được công việc”.

Vợ chồng Uyên - Mỹ làm chè trôi nước liên hoa. Ảnh: Duy Khôi

Hơn hết, Uyên và Mỹ được thỏa đam mê bánh dân gian Nam Bộ, thắt chặt thêm tình cảm của vợ chồng son. Hình ảnh đôi vợ chồng trẻ cặm cụi bên gian bếp thật đẹp!

“Áo mới” và xuất ngoại

Nhìn nhiều sản phẩm bánh dân gian Uyên và Mỹ làm, nhiều người xuýt xoa: “Đẹp đến không nỡ ăn!”. Chè liên hoa là một ví dụ. Vốn là chè trôi nước thông thường, nhưng Uyên tạo hình không thành viên tròn mà thành hoa sen, gương sen, lá sen, búp sen... đầy sống động. Mỗi một phần chè liên hoa chẳng khác nào tác phẩm tranh sơn thủy. Một loại bánh khác là da lợn ca-rô. Thay vì bánh da lợn có các lớp màu đan xen như truyền thống, Uyên sáng tạo nên đường nét của các lớp xen kẽ nhau sao cho khi cắt ra, mặt cắt là đường nét sọc ca-rô rất đẹp mắt. Ngoài ra, món bánh khoai môn gân mà Uyên gọi là món bánh “đầu đời” của nghề làm bánh, cũng tạo thương hiệu cho tiệm của cô. Những ổ bánh có màu sắc bắt mắt, những lát khoai môn mỏng tang, giòn dai hòa với vị ngon của bột, nước cốt dừa... rất kích thích vị giác.

Lê Uyên còn có thể làm hàng chục loại bánh dân gian Nam Bộ khác. Đặc biệt, vợ chồng trẻ này còn thu mua bánh dân gian như bánh tét, bánh ít, bánh lá dừa... cùng các loại bánh đặc sản ở nhiều địa phương trong cả nước để có đủ nguồn hàng cung cấp cho khách. Riêng lò bánh của Uyên - Mỹ, mỗi tháng làm ra đến vài tấn bánh, nhiều nhất là các ngày mùng Một, mùng 10, Rằm (âm lịch) hằng tháng, các ngày lễ, Tết... Đặc biệt, bánh dân gian do đôi vợ chồng trẻ làm còn theo chân khách đến nhiều nơi trên thế giới như Mỹ, Úc, Canada, Campuchia... với số lượng khá nhiều. Lê Uyên cho biết, dự tính của cô là sẽ tìm đường xuất khẩu chính ngạch để bánh dân gian Nam Bộ đi xa hơn.

Thương hiệu Uyên Trần Food của đôi vợ chồng 9X giờ được nhiều người biết đến. Các kênh bán hàng trên mạng xã hội của họ cũng luôn có lượng khách hàng ổn định. Bình quân mỗi tháng cửa hàng có doanh thu gần 100 triệu đồng; riêng mùa Tết doanh thu đến hơn 300 triệu đồng. Đó là trái ngọt cho sự đam mê không ngại thử thách mình.

****

Ngồi canh xửng bánh hấp, Uyên - Mỹ chia sẻ lại hành trình đã qua và những dự định sắp tới cho tình yêu bánh Việt. Thành công của Uyên - Mỹ còn minh chứng cho triết lý của ông bà xưa “thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”. Lê Uyên tâm tình: “Nhiều lúc đơn hàng nhiều, phải thâu đêm suốt sáng để làm bánh cho kịp. Ông xã không lúc nào để tôi làm một mình, mà làm cùng vợ, điều đó làm tôi hạnh phúc lắm”. Thái Mỹ thì khẳng định: “Nghề nào làm cũng quý, vợ chồng san sẻ, đồng hành thì sẽ tìm thấy hạnh phúc từ những điều bình dị nhất”.

Đăng Huỳnh (Nguồn: Báo Cần Thơ)

Các tin khác

  • GENZ “THEO ĐẾN TẬN CÙNG” ĐAM MÊ ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG (23/06/2024)
  • BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN DI SẢN LỄ HỘI KỲ YÊN ĐÌNH BÌNH THỦY (23/05/2024)
  • BƯỚC NGOẶT MỚI CỦA DI TÍCH QUỐC GIA HIỆP THIÊN CUNG (04/05/2024)
  • NGƯỜI TRUYỀN LỬA ĐỜN CA TÀI TỬ (11/04/2024)
  • HỌC CÁCH ĂN TẾT CỦA ÔNG BÀ (31/01/2024)
  • SỨC LAN TỎA TỪ MỘT CUỘC THI SÁNG TÁC CỔ NHẠC (08/12/2023)
  • Kỷ niệm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23-11) Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ở thành phố Cần Thơ (08/12/2023)
  • GÌN GIỮ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ NGHỀ BÁNH TRÁNG THUẬN HƯNG (24/11/2023)
  • ƯƠM MẦM NHỮNG GIỌNG CA NHÍ CHO ĐỜN CA TÀI TỬ (22/11/2023)
  • THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH SỐ HÓA DI SẢN VĂN HÓA THÀNH PHỐ CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2023 - 2030 (27/09/2023)
  • Trang đầu 12345 Trang cuối
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar